Sau khi doanh nghiệp được thành lập, để vận hành doanh nghiệp trơn tru, hiệu quả là cả một quá trình được tạo bởi sự nỗ lực của cả bộ máy bao gồm bộ phận quản lý, bộ phận nhân viên trong công ty. Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng hoạt động một cách suôn sẻ đôi lúc sẽ có những tranh chấp nội bộ xảy ra. Vậy tranh chấp nội bộ là gì?
1. Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp:
Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các cá nhân, tổ chức trong công ty phát sinh trong quá trình góp vốn, thành lập và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp gồm: “Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.”
2. Nguyên nhân tranh chấp nội bộ doanh nghiệp:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, tuy nhiên nguyên nhân chính dẫn đến các tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau:
- Thứ nhất: Quản trị công ty không tốt, điều hành công ty theo thói quen, tính gia đình
Khi thành lập doanh nghiệp các chủ doanh nghiệp, thành viên, cổ đông công ty thường chỉ quan tâm đến vấn đề thành lập, góp vốn, kế hoạch kinh doanh mà không chú trọng đến vấn đề quản lý và kiểm soát nội bộ doanh nghiệp dẫn đến nội bộ phát sinh tranh chấp. Đồng thời, việc quản trị một doanh nghiệp đòi hỏi người quản lý phải có trình độ, kinh nghiệm nhất định thì mới có thể kiểm soát được các vấn đề
không được lòng các thành viên, cán bộ công nhân viên trong công ty nên đã xảy ra các tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp.
- Thứ hai: Khi mới thành lập, để dễ dàng quản lý các doanh nghiệp hầu hết hoạt động chủ yếu dưới mô hình vừa và nhỏ. Theo thời gian công ty ngày càng lớn mạnh, nhân sự ngày một nhiều, tuy nhiên doanh nghiệp không chịu thay đổi cách quản lý dẫn dến tranh chấp nội bộ, gây thiệt hại về tài sản cho doanh nghiệp.
- Thứ ba: Bộ phận quản trị chưa thực sự hiệu rõ nhiệm vụ và quyền hạn
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là Điều lệ, quy chế tổ chức hoạt động không thực sự tốt, chưa đầy đủ chỉ mang tính hình thức. Từ đó các bên không tuân thủ điều lệ và quy chế hoạt động của Công ty, bên cạnh đó bộ phận quản trị chưa thực sự hiểu rõ nhiệm vụ quyền hạn của mình nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình quản lý dẫn đến một số tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp.
Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng thương mại
Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng vay tài sản
Xem thêm: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại hiệu quả
3. Các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp thường gặp:
Thứ nhất, tranh chấp giữa công ty với các thành viên/cổ đông công ty: Các tranh chấp chủ yếu liên quan đến tranh chấp giữa thành viên/cổ đông không góp đủ vốn theo cam kết góp/đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tranh chấp định giá tài sản khi góp vốn, không chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn; tranh chấp về quyền và lợi ích, phân chia lợi nhuận.
Thứ hai, tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty TNHH hoặc thành viên HĐQT, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần: Là tranh chấp phát sinh từ quyết định của ĐHĐCĐ như không chấp nhận quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên vì cho rằng những quyết định này không công bằng, không hợp pháp gây ảnh hưởng tới quyền lợi của các cổ đông. Các tranh chấp này thường xảy ra khá gay gắt. Khi tranh chấp xảy ra, các bên lại không biết nên xử lý ra sao khiến ho tranh chấp ngày càng gay gắt, phức tạp hơn.
Thứ ba, tranh chấp giữa các thành viên trong công ty với nhau: Thông thường tranh chấp các vấn đề về chọn người đại diện theo pháp luật, các tranh chấp gắn liền với quyền và nghĩa vụ của thành viên, cổ đông trong công ty.
4. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương trong nội bộ doanh nghiệp:
Phương thức giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hoà giải:
Khi doanh nghiệp phát sinh tranh chấp nội bộ, pháp luật Việt Nam vẫn ưu tiên khuyến khích các bên tự thương lượng, hoà giải với nhau. Các phường thức này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật nên các bên không bị rang buộc bởi các quy định về thủ tục, phương thức tiên hành, thời gian…, đồng thời khi các bên tự thoả thuận, thương lượng với nhau giúp cho tranh chấp không bị phát triển mạnh thêm, không làm ảnh hưởng đến uy tín của các bên.
Phương thức giải quyết tranh chấp thông qua con đường Trọng tài:
Khi hoà giải, thương lượng không thành các bên có thể lựa chọn Trọng tài để giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, bắt buộc thi hành với các bên nên nếu đã hết thời hạn thì hành mà có một trong các bên không thực hiện thì bên còn lại có quyền nộp đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài.
Phương thức giải quyết tranh chấp thông qua khởi kiện tại Toà án:
Đối với việc khởi kiện ra Tòa án là lựa chọn cuối cùng khi tất cả các phương án trên điều không hiệu quả. Khi chọn giải quyết tranh chấp tại Tòa án, các bên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về hình thức, về thẩm quyền của Tòa án, thủ tục, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Tuy nhiên, Tòa án xét xử công khai, trừ những trường hợp khác theo quy định của pháp luật nên đây là một điểm khá bất lợi cho các bên tranh chấp khi những bí mật kinh doanh có khả năng bị tiết lộ, uy tín bị giảm sút.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015, những tranh chấp nội bộ doanh nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp Tỉnh. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, bên có quyền lợi bị ảnh hưởng có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là pháp nhân.
tranh chap noi bo doanh nghiep, tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, giai quyet mau thuan trong doanh nghiep, noi quy doanh nghiep, nội quy doanh nghiệp, quy dinh chi tieu noi bo, quy định chi tiêu nội bộ
CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING
Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068.683 - 0935.564.068
- Việt Kiều có thể mua nhà trong nước thuận lợi hơn (29.01.2024)
- Các tiêu chí dán nhãn sinh thái Việt Nam cho sản phẩm bao bì nhựa thân thiện với môi trường (11.11.2023)
- 04 Nội dung liên quan đến ngày nghỉ lễ quốc khánh 2/9 mà người lao động cần biết (29.08.2023)
- Rút BHXH một lần: Chính phủ đưa 2 phương án (19.08.2023)
- Danh sách các cửa khẩu người lao động nước ngoài có thể xuất nhập cảnh vào Việt Nam bằng thị thực điện tử (17.08.2023)
- Tăng mức lương hưu được nhận từ tháng 08/2023 (29.07.2023)
- Thời hạn thị thực điện tử được nâng lên 03 tháng có hiệu lực từ ngày 15/08/2023 (24.07.2023)
- Đến năm 2025, khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH (18.07.2023)
- 8 trường hợp sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe từ ngày 15/08 (18.07.2023)
- Bảo hiểm hưu trí có được rút trước thời hạn hay không? (07.07.2023)