Khi ly hôn, ngoài những tranh chấp về tài sản của vợ chồng, thì còn có một tranh chấp khác là giành quyền nuôi con. Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, khi con từ đủ 7 tuổi phải xem xét nguyện vọng của con về việc muốn sống với ai khi bố, mẹ ly hôn. Vậy ý kiến của con có được xem là yếu tố quyết định để bố mẹ có quyền nuôi con hay không?
1. Căn cứ pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015
2. Điều kiện để Tòa án xem xét giao con cho cha, mẹ khi ly hôn
Căn cứ vào Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, nếu có thoả thuận về việc nuôi con của vợ, chồng thì Tòa án sẽ tôn trọng và công nhận sự thỏa thuận của các bên, còn khi không có thỏa thuận thì Tòa án sẽ dựa vào nhiều yếu tố nhưng hơn hết là phải có căn cứ cho việc cha, mẹ đủ điều kiện để bảo đảm quyền lợi về mọi mặt cho con. Khi con từ đủ 07 tuổi trở lên sẽ hỏi ý kiến của con.
Xem thêm: Khi ly hôn có được đền bù tuổi thanh xuân hay không?
Xem thêm: Quyền nuôi con sau ly hôn
Xem thêm: Vợ đang mang thai chồng có được ly hôn không?
3. Cách lấy ý kiến của con khi ly hôn như thế nào cho đúng?
Khi phân chia quyền nuôi con sau khi ly hôn, vợ chồng được quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền hạn của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con căn cứ theo khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Khi vợ, chồng không thỏa thuận được việc nuôi con thì điều này sẽ do Tòa án quyết định. Theo đó, con từ đủ 07 tuổi trở lên sẽ lấy ý kiến của con về việc muốn sống với bố hay mẹ.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 208 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
“Đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên, trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì Thẩm phán, Thẩm tra viên được Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp. Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.
Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.”
Như vậy, việc lấy ý kiến của trẻ phải bảo đảm thân thiện với trẻ em, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ và khả năng nhận thức của trẻ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ. Đặc biệt, vệc lấy ý kiến phải đảm bảo giữ bí mật cá nhân của trẻ. Căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của trẻ để quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng. Trong trường hợp một bên được giao quyền nuôi dưỡng con, bên còn lại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo Điều 107 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
4. Ý kiến của con có hoàn toàn quyết định cha, mẹ trong việc giành quyền nuôi con không?
Khi phân chia quyền nuôi con sau khi ly hôn, vợ chồng được quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền hạn của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con căn cứ theo khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Nếu không thỏa thuận được, Tòa án quyết định giao con cho chồng hoặc vợ nuôi, căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Đặc biệt, trong trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Theo đó, khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và giả đình 2014 chỉ quy định “xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi”, ở đây chỉ là nguyện vọng từ con, tức là trong quá trình giải quyết, ai sẽ là người nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán sẽ hỏi ý kiến của con, nguyên vọng của con muốn sống cùng mẹ hay cha. Tuy nhiên, ý kiến của con thường chỉ mang tính xem xét, định hướng, tham khảo, là một phần để Tòa án xem xét đi đến quyết định, không có ý nghĩa hoàn toàn quyết định.
Như vậy, ý kiến của con sẽ không hoàn toàn quyết định ai là người có quyền trực tiếp nuôi con mà chỉ mang tính tham khảo. Việc quyết định ai có quyền nuôi con khi ly hôn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như chỗ ở, thu nhập, thời gian chăm sóc con… của mỗi bên, nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con. Trong trường hợp con dưới 03 tuổi, mặc định quyền nuôi con thuộc về người mẹ, trừ khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác.
quyền nuôi con, quyền nuôi con khi ly hôn, nuôi con sau ly hôn, ly hôn, ý kiến của con là yếu tố quyết định trong việc cha mẹ giành quyền nuôi con, tranh chấp về nuôi con, tranh chấp về con nuôi, giành quyền nuôi con, bản án ly hôn, tranh chấp nuôi con sau ly hôn, quyen nuoi con, nuoi con sau ly hon, ly hon, ban an ly hon, tranh chap nuoi con sau ly hon, quyen nuoi con khi ly hon
CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING
Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068.683 - 0935.564.068
- Quy định mới về giải quyết tài chính đất đai trong luật đất đai 2024 (09.04.2024)
- Thay đổi về thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN từ chuyển nhượng Bất động sản mới nhất (11.03.2024)
- Chưa ly hôn nhưng chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn với người khác thì mức phạt như thế nào? (11.03.2024)
- 8 điểm nổi bật của luật đất đai 2024 (26.02.2024)
- Thủ tục nhận lại phương tiện giao thông bị tạm giữ do vi phạm nồng độ cồn (26.02.2024)
- Những điểm mới của Luật căn cước công dân (26.02.2024)
- Nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn (23.11.2023)
- Chồng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn có thể bị phạt tù đến 2 năm (23.11.2023)
- Trình tự, thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính mới nhất (03.11.2023)
- Mất giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì có làm thủ tục ly hôn được không? (30.09.2023)