vợ, chồng ngoại tình với người cùng giới tính có vi phạm pháp luật không?

vợ, chồng ngoại tình với người cùng giới tính có vi phạm pháp luật không?

vợ, chồng ngoại tình với người cùng giới tính có vi phạm pháp luật không?

vợ, chồng ngoại tình với người cùng giới tính có vi phạm pháp luật không?

Hôn nhân được xây dựng và hình thành trên tình yêu và sự chung thủy của các nam và nữ. Nhưng trong cuộc sống không phải cuộc hôn nhân nào cũng có thể lâu dài, đã có rất nhiều cuộc hôn nhân chỉ vì một trong hai bên nam nữ ngoại tình mà đã tan vỡ. Mỗi khi nhắc đến ngoại tình thông thường sẽ nghĩ đến cuộc tình ngoài hôn nhân giữa nam và nữ. Tuy nhiên, ngày nay xã hội ngày càng phát triển và mọi thứ dần thay đổi, dần dần xuất hiện ngày càng nhiều hình thức ngoại tình giữa hai người cùng giới tính. Vậy liệu ngoại tình với người cùng giới tính có vi phạm pháp luật hay không?

Căn cứ pháp lý

 - Luật hôn nhân và gia đình 2014.

- Nghị định 82/2020/NĐ-CP: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

 - Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

1. Ngoại tình là gì ?

Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa quy định hay định nghĩa thế nào là ngoại tình. Tuy nhiên có thể tạm hiểu ngoại tình là hành vi có quan hệ như vợ chồng với người đã có vợ, có chồng, và tại điểm c, khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

2. Cấm các hành vi sau đây:

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”

Như vậy có thể hiểu đơn giản ngoại tình là các mối quan hệ tình cảm yêu đương, từ việc đơn giản nhất và thấp nhất là có tình cảm giữa hai người nam, nữ với nhau hoặc đến mức cao hơn là họ sống chung như vợ chồng. Một người đang trong mối quan hệ hôn nhân mà có một mối quan hệ tình cảm hoặc sống chung với người khác, đây được xem là một hành động ngoại tình.

2. Thế nào là hôn nhân đồng giới?

Thế nào là hôn nhân đồng giới?

Hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa những người có cùng giới tính về sinh học. Đó có thể là cuộc sống chung giữa hai người là đồng tính nam hoặc đồng tính nữ với nhau. Hôn nhân giữa những người này xuất phát từ tình yêu đồng giới. Những người đồng tính cũng như những người bình thường khác về mặt thể chất, tinh thần, chỉ khác về xu hướng tình dục.

3. Ngoại tình bị xử phạt như thế nào?

Ngoại tình không chỉ trái với đạo đức xã hội, mà còn vi phạm quyền và nghĩa vụ mà luật hôn nhân và gia đình 2014 ghi nhận cho vợ chồng hợp pháp cụ thể tại khoản 1 Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

 “19. Tình nghĩa vợ chồng

1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.”

Từ quy định trên theo đó vợ, chồng có nghĩa vụ phải yêu thương nhau và chung thủy với nhau. Đồng thời, việc một người đã có vợ hoặc có chồng nhưng lại chung sống với người khác như vợ; chồng cũng là một trường hợp bị cấm của Luật hôn nhân và gia đình 2014 cụ thể như sau:

“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

2. Cấm các hành vi sau đây:

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”

Như vậy có thể thấy ngoại tình là một hành vi vi phạm pháp luật.

* Xử phạt hành chính

Điều hiển nhiên rằng khi vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử phạt, và đối với người có hành vi ngoại tình thì cũng có thể bị xử phạt hành chính cụ thể theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP:

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;”

Do đó người ngoại tình có thể bị xử phạt hành chính từ 3 triệu đồng cho đến cao nhất là 5 triệu đồng.

* Xử lý hình sự

Nếu như người vợ hoặc chồng thực hiện hành vi ngoại tình trên nhưng lại để lại hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm sau khi bị xử phạt hành chính thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:

 “Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

 1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

Như vậy, có thể thấy ngoại tình là hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình và người có hành vi ngoại tình có thể bị xử phạt hành chính từ 3 triệu đến 5 triệu đồng, còn nghiêm trọng hơn có thể bị phạt tù đến ba năm nếu gây ra những hậu quả nghiêm trọng như khiến cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát,…

Những hình thức xử phạt trên áp dụng đối với hành vi ngoại tình giữa nam và nữ. Nhưng  đối với trường hợp ngoại tình với người cùng giới tính có vi phạm pháp luật hay không và các hình thức xử phạt trên có áp dụng được cho hành vi ngoại tình với người cùng giới hay không?

4. Pháp luật có cho phép hôn nhân đồng giới không và ngoại tình với người cùng giới có vi phạm pháp luật.

Nếu như trước đây Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định cấm kết hôn với người cùng giới tính và sẽ xử phạt nếu kết hôn với người cùng giới tính, tuy nhiên khi Luật hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực thì đã bỏ quy định cấm kết hôn với người cùng giới mà chuyển qua không thừa nhận hôn nhân cùng giới tính và tất nhiên nếu nhà nước không không cấm thì sẽ không bị phạt hành chính như những quy định trước đây, tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP hiện đang có hiệu lực những người có quan hệ hôn nhân đồng giới không còn bị phạt.

 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 tại khoản 2 Điều 8 quy định về điều kiện kết hôn: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

 Tiếp đến tại khoản 7 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình quy định: “7. Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng”.

Theo các quy định trên thì vợ, chồng được hiểu là một nam và một nữ, vì hiện tại pháp luật Việt Nam chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới.

Từ đây có thể có những rắc rối pháp lý phát sinh như một người đã có vợ, chồng nhưng lại yêu và sống chung như “vợ chồng” với một người đồng giới khác thì có được xem là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng hay không? cũng tại điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”, thì liệu giữa hai người đồng tính có được xem là chung sống như vợ chồng hay không?

Để xem xét việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng.

Do đó, có thể thấy nếu dựa trên các yếu tố trên thì rất khó để chứng minh giữa hai người đồng giới có quan hệ chung sống như vợ chồng, mà để có thể cấu thành tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng được quy định tại điều 182 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì phải cần có đủ hai yếu tố là một trong hai người phải là người đã kết hôn và hai người có quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. Và nếu thiếu một trong hai điều kiện này, thì sẽ không được xem là ngoại tình nên ngoại tình đồng giới không vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng ngoại tình với người cùng giới tính là vi phạm pháp luật. Những người có ý kiến này bảo vệ quan điểm của mình rằng căn cứ tại điểm c, khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm đối với trường hợp: “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”. Từ “người khác” ở đây có thể hiểu là không phân biệt nam hay nữ và ngoại tình được hiểu là các mối quan hệ tình cảm yêu đương, từ việc đơn giản nhất là có tình cảm giữa hai người với nhau hoặc đến mức cao hơn là họ sống chung như vợ chồng. Ở đây “hai người” cũng có thể là một cặp nam và nam hoặc một cặp nữ và nữ, chứ không nhất thiết là phải một nam, một nữ. Một người đang trong mối quan hệ hôn nhân mà có một mối quan hệ tình cảm hoặc sống chung với người khác, đây được xem là một hành động ngoại tình.

Như vậy, việc sống chung với một người mà đã có gia đình sẽ vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình được pháp luật bảo vệ, xâm phạm đến chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Tiếp đến tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội vi phạm một vợ, một chồng có quy định:

 “ Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

Theo đó, ta có thể hiểu ở đây từ “người khác” không phân biệt giới tính là nam hay nữ, và hiện nay thì từ “vợ chồng” trên thực tế không chỉ còn áp dụng cho một nam một nữ mà có thể áp dụng cho một cặp nam nam, hoặc một cặp nữ nữ, nên từ đó có thể nói hành vi ngoại tình với người đồng giới có thể thuộc phạm vi điều chỉnh của điều này nên hành vi ngoại tình với người đồng giới là hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, xét về mặt bản chất của hành vi thì có thể thấy đó là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, nhưng xét về mặt chủ thể thì Luật lại chưa điều chỉnh. Vậy nếu như trường hợp kể trên xảy ra trên thực tế, vì việc xử lý như thế nào của các cơ quan chức năng vẫn còn là một "dấu hỏi".

Cả hai ý kiến trên đều có có những quan điểm, những lý lẽ của riêng mình cũng có những luận điểm rõ ràng, hợp lý và chưa thể nói là ai đúng ai sai trong trường hợp này được. Do hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có điều luật cụ thể hướng dẫn về vấn đề này. Do đó việc ngoại tình với người cùng giới có vi phạm pháp luật hay không vẫn còn là một “dấu hỏi”, nên các cơ quan chức năng có liên quan cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể.

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: