Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai cho biết:
“Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép”.
“Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
c) Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật”.
Câu hỏi tư vấn: Chào Luật sư! Tôi xin được trình bày sự việc như sau: Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Đà Nẵng. Tôi được thừa kế miếng đất với tổng diện tích là 300m2 tại khu vực đường Thăng Long và hiện tại tôi là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng lô đất này. Do chưa có ý định xây dựng nên hiện tại mảnh đất đó vẫn còn là mảnh đất trống. Tôi dự tính xây dựng nhà vào năm 2025. Tuy nhiên, hiện nay khi đến thăm đất, tôi phát hiện khu đất của tôi có nhỏ đi một phần. Nghi ngờ, tôi thuê người tiến hành đo đạc lại thì mới biết diện tích đất của tôi chỉ còn 250m2. Và không ai khác là căn nhà biệt thự bên cạnh mảnh đất của tôi đã lấn chiếm sang để xây dựng khuôn viên biệt thự và vách ngăn hàng rào. Tôi rất bức xúc về việc này vì khi sang nói chuyện thì chủ nhân căn biệt thự khăng khăng không hề lấn chiếm và có thái độ không tôn trọng tôi và ý kiến của tôi. Vậy tôi nên làm gì để có thể đòi lại phần đất của mình đã bị lấn chiếm?
Trả lời cho câu hỏi của bạn:
Theo những gì mà bạn cung cấp cho chúng tôi, đối với trường hợp của bạn, pháp luật có quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định tại Điều 175 Bộ luật Dân sự 215 cho biết:
1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Và tại Khoản 1 Điều 176 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định: “Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình”.
Do đó, chủ nhân căn biệt thự trên phải có nghĩa vụ tôn trọng ranh giới đất đai của bạn và chỉ được phép xây dựng khuôn viên và vách ngăn hàng rào khi phần đất đó thuộc quyền sử dụng của mình.
Hành vi trên của chủ sở hữu bất động sản căn biệt thự đã xâm phạm vào quyền sử dụng đất của anh cũng như xâm phạm vào ranh giới đất 300m2 của anh.
Xem thêm: dịch vụ tư vấn luật đất đai, luật nhà ở
Xem thêm: Thủ tục đăng kí bổ sung tài sản gắn với đất vào sổ đỏ
Xem thêm: Chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất thổ cư
Thứ hai, việc anh đã đến gặp chủ nhân căn biệt thự để nói chuyện nhưng nhận lại thái độ không tôn trọng và khăng khăng không hề lấn chiếm.
Pháp luật hiện nay có quy định về việc giải quyết tranh chấp trong trường hợp lấn chiếm đất đai đối với trường hợp của bạn như sau:
1) Hai bên tiến hành việc tự hòa giải hoặc hai bên gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013.
2) Khi việc hòa giải không được thì anh có quyền khởi kiện lên Tòa án nhân dân. Mà ở đây là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp để tiến hành giải quyết theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Theo đó, khi việc hòa giải không thành, anh có thể gửi đơn kiện đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện để tiến hành giải quyết. Về khả năng, phần lớn khả năng thắng của anh là lớn vì người có lỗi là bên chủ sở hữu căn biệt thự, cùng với đó anh có bằng chứng rõ ràng thì việc khởi kiện trở nên dễ dàng hơn.
Khả năng bên bị đơn (Chủ sở hữu căn biệt thự) sẽ chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi lấn chiếm đất của anh. Cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:
“Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức”
Theo đó, chủ sở hữu căn biệt thự bên kia đã lấn chiếm diện tích đất của anh là 50m2 (tương đương bằng 0.005 ha) nên mức phạt có thể tính như sau:
“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta” (Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP). Mặc khác, do đất của anh là nằm tại khu vực đường Thăng Long (Khu vực đô thị) nên mức phạt hành chính sẽ bằng 2 lần so với quy định trên. Mức phạt sẽ là: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng”.
Cùng với đó là biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Và Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Ngoài ra, bên phía bị đơn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ yếu tố cấu thành như sau:
Mặt khách quan:
Biểu hiện ở hành vi khách quan: Hành vi lấn đất trái với các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất mà thuộc một trong hai trường hợp sau: Gây hậu quả nghiêm trọng; Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Mặt khách thể: Xâm phạm đến chế độ quản lý và sử dụng đất đai của Nhà nước, xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của người khác.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý.
Mặt chủ thể: Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm Hình sự.
Tuy nhiên, xét ở trường hợp bạn nêu thì phần lớn bên bị đơn sẽ chịu trách nhiệm pháp lý về mặt hành chính.
Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của HPT Consulting mang tới cho bạn. Nếu có gì thắc mắc liên quan tới vấn đề lấn chiếm đất trên, bạn có thể liên hệ cho chúng tôi theo số điện thoại sau hoặc đến trực tiếp công ty theo địa chỉ bên dưới đây:
lấn chiếm đất đai phạt bao nhiêu tiền, tu van lan chiem dat dai, tư vấn lấn chiếm đất đai, mức phạt về việc lấn chiếm đất đai
CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING
Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068.683 - 0935.564.068
- Quy định mới về giải quyết tài chính đất đai trong luật đất đai 2024 (09.04.2024)
- Thay đổi về thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN từ chuyển nhượng Bất động sản mới nhất (11.03.2024)
- Chưa ly hôn nhưng chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn với người khác thì mức phạt như thế nào? (11.03.2024)
- 8 điểm nổi bật của luật đất đai 2024 (26.02.2024)
- Thủ tục nhận lại phương tiện giao thông bị tạm giữ do vi phạm nồng độ cồn (26.02.2024)
- Những điểm mới của Luật căn cước công dân (26.02.2024)
- Nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn (23.11.2023)
- Chồng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn có thể bị phạt tù đến 2 năm (23.11.2023)
- Trình tự, thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính mới nhất (03.11.2023)
- Mất giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì có làm thủ tục ly hôn được không? (30.09.2023)