Đời sống hiện đại và hội nhập, hàng hóa giao thương phát triển, những sản phẩm thực phẩm nổi tiếng từ các nước được người tiêu dùng trong nước yêu thích và sử dụng. Nắm bắt được xu hướng này, ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước nhập khẩu hàng hóa, thực phẩm về để cung ứng ra thị trường. Vậy các doanh nghiệp nhập khẩu cần làm những thủ tục gì để hàng hóa được phép lưu thông ? cùng HPT Consulting tìm hiểu nhé!
1. Căn cứ pháp lí
Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm đã chính thức được ban hành và có hiệu lực từ ngày 2/2/2018.
2. Những sản phẩm thực phẩm nhập khẩu phải làm tự công bố
- Sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn,
- Phụ gia thực phẩm
- Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
- Dụng cụ chứa đựng thực phẩm
- Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
3. Hồ sơ tự công bố
- Bản tự công bố sản phẩm
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)
- Bản dịch nhãn sản phẩm dịch công chứng
4. Thời gian thực hiện: 5-7 ngày
5. Quy trình công bố
- Tiếp nhận thông tin về sản phẩm: thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng…
- Xác định các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm
- Hỗ trợ gửi mẫu ở phòng kiểm nghiệm có liên kết với HPT Consulting (để có phí kiểm tốt nhất)
- Xây dựng hồ sơ công bố sản phẩm
- Nộp hồ sơ công bố tại cơ quan có thẩm quyền
6. Hồ sơ khách hàng cần cung cấp
- Bản sao giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
- Nhãn sản phẩm
- Quy trình sản xuất sản phẩm
Lưu ý: Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm
Một khi đã quyết định tự công bố tiêu chuẩn thực phẩm thì chắc chắn một điều là doanh nghiệp cần phải tự chịu trách nhiệm khi xảy ra sai sót trong quá trình kinh doanh. Cơ quan có thẩm quyền sẽ không đứng ra chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp khi tự công bố.
Bởi vậy, doanh nghiệp cần lưu ý và tìm hiểu thật kỹ những chỉ tiêu thực phẩm an toàn để tiến hành tự công bố đạt chuẩn chất lượng nhất. Tránh những trường hợp sai sót về sau sẽ gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến việc tự công bố thực phẩm nhập khẩu để cho doanh nghiệp tham khảo. Và trên hết là doanh nghiệp cũng nên chọn cho mình được những công ty chuyên về tư vấn pháp lý doanh nghiệp để tin tưởng. Đến đây, mọi thắc mắc của doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp tiến hành thủ tục tự công bố hoàn chỉnh nhất.
tu cong bo, tự công bố, công bố thực phẩm thường, công bố thực phẩm nhập khẩu, tự công bố tại đà nẵng, thực phẩm nhập khẩu đà nẵng, cong bo thuc pham nhap khau tai da nang
CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING
Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068.683 - 0935.564.068
- Chưa đăng ký hồ sơ thương nhân thì có được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không? (19.03.2024)
- Trình tự, thủ tục chấm dứt dự án đầu tư tại Việt Nam (26.02.2024)
- Doanh nghiệp nợ bảo hiểm, thẻ BHYT có còn hiệu lực không? (13.10.2023)
- Quy định về mức hưởng chế độ tai nạn lao động năm 2023 (29.07.2023)
- Người lao động phải làm gì khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội? (29.07.2023)
- Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài (22.07.2023)
- Tranh chấp lao động và nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động (20.07.2023)
- Trợ cấp mất việc, điều kiện hưởng trợ cấp mất việc (20.07.2023)
- Trợ cấp thôi việc là gì? Điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc (20.07.2023)
- Quyền lợi, thủ tục và điều kiện được hưởng BHYT 05 năm liên tục mới nhất 2023 (30.06.2023)