thua ke nha dat,

thua ke nha dat,

thua ke nha dat,

Tư vấn khởi kiện tranh chấp thừa kế nhà đất

Câu hỏi: Chào Luật sư. Tôi xin được trình bày sự việc như sau: “Cha và mẹ tôi mất vào năm 1989 do bị tai bạn giao thông. Gia đình tôi có 3 người anh em gồm anh trai tôi, em trai tôi và tôi. Cha mẹ tôi qua đời có để lại một căn nhà cấp bốn trên mảnh đất 200m2 tại đường PB 18, Quận CL, thành phố ĐN mà hiện tại có anh trai tôi sinh sống mà không có di chúc. Do ba mẹ mất sớm, hoàn cảnh gia đình lúc ấy gặp nhiều khó khăn nên em trai tôi và tôi do người dì nuôi. Đến nay, tôi muốn chia di sản thừa kế vì được biết anh trai tôi dự định bán đi căn nhà để lấy tiền trang trải công việc làm ăn thua lỗ của anh. Vì đây là căn nhà để thờ ba mẹ nhưng anh trai tôi bán mà không hỏi ý kiến của hai chị em tôi nên tôi rất bức xúc. Vậy, tôi nên làm gì để tiến hành khởi kiện để bảo vệ căn nhà hiện tại của cha mẹ tôi để lại. Vì tôi và em trai tôi rất yêu quý căn nhà trên.

 Trả lời:

Với tình huống của bạn, chúng tôi xin được phép trả lời cụ thể như sau:

Thứ nhất, về thời hiệu khởi kiện:

Theo đó, Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định di sản của người chết để lại, xác định người được hưởng thừa kế, thời hiệu khởi kiện và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp về thừa kế....

Theo quy định tại Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, khoản 2 Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015:

Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án.

Trường hợp thời hiệu khởi kiện không còn nhưng không có đương sự nào yêu cầu áp dụng thời hiệu hoặc đưa ra yêu cầu không phù hợp quy định của pháp luật thì Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án.

Trường hợp đương sự yêu cầu áp dụng thời hiệu đúng quy định thì cần làm rõ thời điểm mở thừa kế (thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện) và ngày khởi kiện để xác định còn thời hiệu khởi kiện hay đã hết.

Khi xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế, cần lưu ý các quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện (trường hợp sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan), quy định bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án trong BLDS.

Để xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế cần nắm vững quy định về thời hiệu khởi kiện tại Điều 184 BLTTDS, Điều 149 và Điều 623 BLDS 2015, Điều 4 Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Án lệ số 26/2018/AL của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và tham khảo mục 1, 2 Phần III Giải đáp vướng mắc số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/7/2016 và Phần I Giải đáp vướng mắc 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 của Tòa án nhân dân tối cao.

Theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế được tính từ ngày 10/9/1990.

Đối với trường hợp thừa kế mở từ ngày 10/9/1990 đến trước ngày 01/01/2017 (ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực), thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản được tính từ thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/7/1991 mà không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia và di sản thừa kế là nhà ở thì thời hiệu khởi kiện được xác định theo quy định tại Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết 58/1998).

Theo đó thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 (ngày Nghị quyết 58/1998 có hiệu lực), không tính vào thời hiệu khởi kiện (khoản 2 Điều 17 Nghị quyết 58/1998).

 Trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/7/1991 mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia và di sản thừa kế là nhà ở thì thời hiệu khởi kiện được xác định theo quy định tại Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết 1037/2006).

Theo đó, thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/9/2006 (ngày Nghị quyết 1037/2006 có hiệu lực) không tính vào thời hiệu khởi kiện (khoản 2 Điều 39 Nghị quyết 1037/2006).

Do đó, trong trường hợp của bạn, chúng tôi có thể nói rằng. Thời điểm mở thừa kế căn nhà cấp 4 trên mảnh đất 200m2 là năm 1989 khi cha mẹ bạn mất. Tuy nhiên, do cha mẹ bạn mất trước ngày 10/9/1990 nên thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế được tính từ ngày 10/9/1990.

Mặt khác, trường hợp của bạn là trường hợp mở thừa kế tính từ ngày 10/9/1990 đến trước ngày 01/01/2017 (ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực). Nên căn nhà mà bạn muốn chia di sản thừa kế sẽ có hiệu lực là 30 năm.

Ngoài ra, khoảng thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 sẽ không tính vào thời hiệu khởi kiện.

Xem thêm: dịch vụ tư vấn luật đất đai, luật nhà ở

Xem thêm: Thủ tục đăng kí bổ sung tài sản gắn với đất vào sổ đỏ

Xem thêm: Chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất thổ cư

Vì vậy, trường hợp của bạn tính từ thời điểm mở thừa kế từ năm 1989 đến nay là tháng 11/2021 VẪN CÒN HIỆU LỰC. (29 năm 7 tháng 19 ngày).

Mặc dù là vẫn còn thời hiệu khởi kiện nhưng chúng tôi khuyến khích phương thức thương lượng, hòa giải trước tiên để tránh mất tình cảm hòa khí giữa anh em trong nhà. Một khi bạn khởi kiện sẽ khó tránh được việc là ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa an hem trong nhà. Mặt khác, thời gian giải quyết tranh chấp cũng kéo dài, chi phí giải quyết khá lớn.

Nếu không được nữa thì bạn có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Bạn nên tiến hành nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân Quận CL để tiến hành giải quyết. Bạn nên cân nhắc về vấn đề này trước khi tiến hành khởi kiện tại Tòa án nhân dân Quận CL.

Khi bạn tiến hành khởi kiện tại Tòa án nhân dân, bạn cần chuẩn bị những tài liệu, chứng cứ sau đây:

- Đơn khởi kiện;

- Giấy chứng tử của cha mẹ bạn;

- Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực);

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

- Sổ hộ khẩu của đại gia đình hoặc giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền thừa kế của ba anh em bạn: Giấy khai sinh, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác (bản chính kèm bản sao) chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế;

- Chứng cứ, tài liệu khác nộp trong quá trình tố tụng nếu Tòa án có yêu cầu.

Thứ hai, đối với việc anh trai bạn muốn bán căn nhà mà không hỏi ý kiến của hai chị em bạn, chúng tôi có thể tư vấn rằng:

Do cha mẹ bạn mất mà không để lại di chúc nên việc thừa kế sẽ là trường hợp thừa kế theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 cho biết:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

 Với trường hợp của bạn, anh trai bạn, em trai bạn và bạn là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Vì thế, anh trai bạn, em trai bạn và bạn sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Do đó, anh trai bạn không có quyền bán căn nhà đi mà không được sự đồng ý của bạn và em trai bạn bởi vì bạn và em trai bạn đều có quyền thừa kế đối với căn nhà trên.

Còn đối với việc bạn muốn giữ lại căn nhà thì khi chia di sản thừa kế, bạn nên thỏa thuận với anh trai của bạn rằng bạn và em trai muốn giữ lại căn nhà này nên sẽ nhận thừa kế toàn bộ căn nhà trên và đồng thời bạn và em trai bạn tiến hành thanh toán một khoản tiền có giá trị tương đương bằng phần anh trai bạn nhận được từ phần hưởng di sản thừa kế từ căn nhà trên. Như vậy, bạn và em trai bạn mới giữ được căn nhà trên của cha mẹ để lại theo quy định tại Khoản 2 Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015: “Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia”.

Đương nhiên, bạn và em trai của bạn phải đồng ý muốn thực hiện việc thỏa thuận trên với anh trai, tránh trường hợp em trai của bạn không đồng ý với ý muốn của bạn.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của HPT Consulting  mang tới cho bạn. Nếu có gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ cho chúng tôi theo số điện thoại sau hoặc đến trực tiếp công ty theo địa chỉ bên dưới đây:

đơn khởi kiện chia di sản thừa kế, don khoi kien chia di san thua ke, an phi chia tai san thua ke, án phí chia tài sản thừa kế, khởi kiện đòi quyền thừa kế, giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, xác định di sản thừa kế trong giải quyết vụ án thừa kế, giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc, thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, thực trạng giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: