Việt Nam và Lào cùng chung đường biên giới khá dài nên việc di chuyển giữa 2 nước để buôn bán, du lịch bằng phương tiện đường bộ khá thuận lợi và phổ biến. Việt Nam cùng Lào là thành viên của ASEAN nên con người khi qua biên giới chỉ cần xuất trình hộ chiếu ở hải quan là mọi người có thể hợp pháp đi vào các nước bạn, nhưng đối với phương tiện thì sao? Cần phải làm các thủ tục gì để có thể được thông quan? Cùng HPT Consulting tìm hiểu thủ tục xin giấy phép vận chuyển Việt – Lào nhé!
1. Các phương tiện được cấp Giấy phép liên vận Việt – Lào
Là xe ô tô bao gồm: xe ô tô đầu kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo ô tô và phương tiện chuyên dùng lưu thông trên đường bộ có Giấy đăng ký phương tiện và biển số do cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp. Phương tiện bao gồm phương tiện thương mại và phương tiện phi thương mại.
1.1. Phương tiện thương mại bao gồm:
a) Xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định;
b) Xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng và vận tải khách du lịch;
c) Xe ô tô vận tải hàng hóa;
d) Xe ô tô chuyên chở người, hàng hóa và xe máy chuyên dùng lưu thông trên đường bộ phục vụ các công trình, dự án, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trên lãnh thổ Lào (không bao gồm xe ô tô và xe máy chuyên dùng sang Lào chủ yếu phục vụ thi công công trình, thời gian phục vụ thi công trên 30 ngày và kết thúc công trình mới về nước).
Xem thêm: Tư vấn xin giấy phép kinh doanh vận tải
1.2. Phương tiện phi thương mại bao gồm:
a) Xe ô tô của các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế đi công tác, xe ô tô cứu hỏa, xe ô tô cứu thương, xe ô tô cứu hộ, xe ô tô thực hiện sứ mệnh nhân đạo (gọi chung là xe công vụ);
b) Xe ô tô của cá nhân đi việc riêng (chỉ áp dụng đối với xe ô tô chở người dưới 09 chỗ và xe ô tô bán tải (pick-up));
c) Xe ô tô của doanh nghiệp, hợp tác xã đi công tác, tham quan, du lịch.
1.3 Phương tiện thương mại phải được gắn thiết bị giám sát hành trình, có phù hiệu, biển hiệu và niên hạn sử dụng theo quy định.
2. Thời gian thực hiện dự kiến của HPT Consulting
Từ 3-5 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ thông tin
3. Quy trình tư vấn của HPT Consulting
- Tiếp nhận thông tin của khách hàng
- Xây dựng hồ sơ xin giấy phép liên vận Việt- Lào
- Nộp hồ sơ xin giấy phép tại cơ quan có thẩm quyền
- Tiếp nhận giấy phép và trả lại cho khách hàng
4. Hồ sơ khách hàng cần cung cấp
- Bản chụp cà vẹt xe
- Bản chụp sổ kiểm định
- Bản chụp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Thông tin lộ trình dự kiến di chuyển
- Cửa khẩu dự kiến di chuyển
HPT Consulting với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình tham gia tư vấn cho khách hàng về xin giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ vận tải sẽ cam kết mang lại cho Quý khách hàng dịch vụ nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả nhất.
#vậntải #vậnchuyểnliênvận #liênvận # lienvan #lienvanvietnamlao #vantai #hpt #consulting #laws #attorneyatlaw
CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING
Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068.683 - 0935.564.068
- Chưa đăng ký hồ sơ thương nhân thì có được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không? (19.03.2024)
- Trình tự, thủ tục chấm dứt dự án đầu tư tại Việt Nam (26.02.2024)
- Doanh nghiệp nợ bảo hiểm, thẻ BHYT có còn hiệu lực không? (13.10.2023)
- Quy định về mức hưởng chế độ tai nạn lao động năm 2023 (29.07.2023)
- Người lao động phải làm gì khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội? (29.07.2023)
- Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài (22.07.2023)
- Tranh chấp lao động và nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động (20.07.2023)
- Trợ cấp mất việc, điều kiện hưởng trợ cấp mất việc (20.07.2023)
- Trợ cấp thôi việc là gì? Điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc (20.07.2023)
- Quyền lợi, thủ tục và điều kiện được hưởng BHYT 05 năm liên tục mới nhất 2023 (30.06.2023)