Thức ăn chăn nuôi ngày càng được chế biến đa dạng để phù hợp với nhu cầu của mỗi loài giống. Để lựa chọn được loại thức ăn phù hợp và an toàn cho vật nuôi cũng là một vấn đề quan tâm rất lớn của người nuôi.Theo quy định, thức ăn chăn nuôi bao gồm thức ăn truyền thống, thức ăn bổ sung, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho vật nuôi phải công bố hàm lượng chỉ tiêu an toàn. Chúng ta cùng tìm hiểu các thủ tục pháp lí để có thể ra được 1 sản phẩm đúng quy định ở bài viết bên dưới nhé!
1. Căn cứ pháp lí
- QCVN 01-190:2020/BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi- Hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 01-183: 2016/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi
2. Phương thức đánh giá hợp quy
- Đánh giá theo phương thức 5 hoặc phương thức 7 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (sau đây gọi tắt là Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN) và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN).
Trường hợp cơ sở sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản còn hiệu lực thì không phải đánh giá quá trình sản xuất.
- Mỗi sản phẩm công bố hợp quy phải được lấy mẫu thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp đối với tất cả các chỉ tiêu quy định tại Quy chuẩn này.
- Mỗi sản phẩm sản xuất trong nước đã công bố hợp quy theo phương thức 5 phải được lấy mẫu để đánh giá giám sát với tần suất không quá 12 tháng/1 lần và thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này với tần suất ít nhất 03 năm/lần/chỉ tiêu.
- Việc lấy mẫu thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc Tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
3. Trình tự, thủ tục công bố hợp quy đối với sản phẩm sản xuất trong nước
3.1 Trình tự, thủ tục công bố hợp quy thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy là cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc đăng ký kinh doanh, bao gồm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thức ăn chăn nuôi hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thức ăn thủy sản được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ.
3.2. Công bố hợp quy đối với sản phẩm đồng thời là thức ăn truyền thống và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản: Tổ chức, cá nhân chỉ cần thực hiện 01 thủ tục công bố hợp quy theo nguyên tắc sau:
- Đánh giá sự phù hợp tất cả các chỉ tiêu an toàn của sản phẩm quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này.
- Trường hợp lựa chọn hình thức công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận: Tổ chức, cá nhân lựa chọn tổ chức chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi hoặc tổ chức chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản để đánh giá sản phẩm. Tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận trong đó có nội dung “sản phẩm phù hợp yêu cầu kỹ thuật của thức ăn truyền thống và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản”.
- Lựa chọn 01 cơ quan quản lý chuyên ngành tại Mục 2.2.1 của Quy chuẩn này để nộp hồ sơ công bố hợp quy. Cơ quan tiếp nhận ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy trong đó có nội dung “sản phẩm phù hợp yêu cầu kỹ thuật của thức ăn truyền thống và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản”.
3.3. Trình tự, thủ tục công bố hợp quy đối với sản phẩm nhập khẩu
- Trình tự, thủ tục công bố hợp quy đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản nhập khẩu thực hiện theo quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa; pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi và thức ăn thủy sản.
- Kết quả đánh giá sự phù hợp những chỉ tiêu an toàn quy định giống nhau giữa thức ăn truyền thống và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này được thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra chất lượng thức ăn truyền thống, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản nhập khẩu.
4. Quy trình tư vấn công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi của công ty HPT Consulting:
- Tiếp nhận thông tin về sản phẩm, thành phần, công dụng, quy trình sản xuất sản phẩm của khách hàng
- Xác định các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm, hỗ trợ khách hàng gửi mẫu ở phòng kiểm nghiệm đủ năng lực
- Xây dựng tiêu chuẩn sơ sở của sản phẩm
- Xây dựng hồ sơ công bố hợp quy theo phương thức phù hợp với từng nhóm sản phẩm
- Nộp hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền.
- Theo dõi quy trình tiếp nhận và trả kết quả công bố hợp quy
- Hướng dẫn, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình nộp hồ sơ
5. Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện dự kiến: 25-30 ngày
6. Hồ sơ khách hàng cần cung cấp
- Bản sao giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
- Bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Kết quả kiếm nghiệm (nếu có)
- Quy trình sản xuất
Trên đây là toàn bộ nội dung và quy trình tư vấn công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, để tìm hiểu thêm chi tiết quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin phía dưới:
cong bo hop quy thuc an chan nuoi, công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, hop quy thuc an chan nuoi, hợp quy thức ăn chăn nuôi, công bố hợp quy thức ăn chó mèo nhập khẩu, kinh doanh thuc an cho meo, thuc an chan nuoi nhap khau
CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING
Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068.683 - 0935.564.068
- Chưa đăng ký hồ sơ thương nhân thì có được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không? (19.03.2024)
- Trình tự, thủ tục chấm dứt dự án đầu tư tại Việt Nam (26.02.2024)
- Doanh nghiệp nợ bảo hiểm, thẻ BHYT có còn hiệu lực không? (13.10.2023)
- Quy định về mức hưởng chế độ tai nạn lao động năm 2023 (29.07.2023)
- Người lao động phải làm gì khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội? (29.07.2023)
- Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài (22.07.2023)
- Tranh chấp lao động và nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động (20.07.2023)
- Trợ cấp mất việc, điều kiện hưởng trợ cấp mất việc (20.07.2023)
- Trợ cấp thôi việc là gì? Điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc (20.07.2023)
- Quyền lợi, thủ tục và điều kiện được hưởng BHYT 05 năm liên tục mới nhất 2023 (30.06.2023)