Tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Chào Luật sư, tôi có cho đồng nghiệp vay 1 tỷ đồng, có giấy vay tiền và ký nhận là đã nhận tiền, anh ấy hẹn trong 03 tháng sẽ hoàn trả lại cho tôi. Tôi đã nhiều lần yêu cầu anh ấy trả nợ, tuy nhiên đến nay đã hơn 1 năm tôi vẫn chưa nhận được tiền. Vậy luật sư có thể tư vấn cho tôi để tôi có thể đòi lại được tiền không?

Trả lời:

Theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Hiện nay, việc các bên cho vay tiền bằng phương thức viết tay khá phổ biến, việc cho vay tài sản hầu hết dựa trên sự tín nhiệm, đa phần là cho người thân thiết, người quen hoặc bạn bè vay. Do đó, Nhiều trường hợp bên vay không hoàn trả tiền theo thỏa thuận nhất là đối với những trường hợp bên cho vay tiền không có giấy tờ chứng minh việc cho vay do chủ quan khi xác lập giao dịch. Liên quan đến câu hỏi của bạn Luật sư xin được tư vấn như sau:

Khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, thì người đó có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự. Theo đó, đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương dự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

Theo quy định tại Điều 39 Luật tố tụng dân sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2019 thì thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự theo lãnh thổ như sau:

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

Theo quy định tại Điều 40 Luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu như sau:

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

….."

Như vậy, trong trường hợp này bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, hoặc nếu bạn không biết địa chỉ nơi bị đơn cư trú thì có thể gửi đơn cho Tòa án nhân dân nơi thực hiện hợp đồng để yêu cầu Tòa án giải quyết. Mọi thắc mắc về đơn thư khởi kiện, bạn vui lòng liên hệ với đội ngũ Luật sư của HPT Consulting để được tư vấn và hỗ trợ.

 

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: