Tiền phúng, viếng người mất có phải là di sản thừa kế hay không?

Tiền phúng, viếng người mất có phải là di sản thừa kế hay không?

Tiền phúng, viếng người mất có phải là di sản thừa kế hay không?

Tiền phúng, viếng người mất có phải là di sản thừa kế hay không?

Trong phong tục, tập quán của đại bộ phận cộng đồng dân cư ở nước ta từ xưa đến nay, với tinh thần tương thân, tương ái trợ giúp nhau khi khó khăn hoặc có những điều không may xảy ra đối với cá nhân, gia đình, một trong những cách giúp nhau đó là bằng tiền phúng, tiền viếng của người chết. 

Khi một người qua đời, những người thân thcish của người đó hoặc tổ chức từ thiện làm lễ mai táng cho người đó và những người thân thuộc, bạn hữu, bà còn….đến viếng và vĩnh biệt người chết bằng vòng hoa tang, bằng tiền và các lễ vật khác theo phong tục. Khoản tiền cúng viếng của người đến chia buồn cùng gia đình có tang, dù nhiều hay ít thì cũng là tài sản xác định được như: tiền, ngoại tệ, lễ vật…

Về khoản tiền cúng viếng đám tang mà gia quyến thu được có người lại hiểu đó cũng được xem là di sản thừa kế của người chết. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định của pháp luật, việc xác định thời điểm mở thừa kế của người để lại di sản, toàn bộ quyền và nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại chỉ tính từ thời điểm mở thừa kế của người đó. Khoản tiền cúng viếng không thể xem là di sản thừa kế của người chết vì các lý do sau:

Thứ nhất, di sản thừa kế của một người là toàn bộ tài sản của người đó khi còn sống có quyền sở hữu và khi người ngày chết thì tài sản đó là di sản thừa kế, sau khi đã thanh toán toàn bộ các nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại theo quy định tại Điều 683 BLDS 2015. Khoản tiền cúng viếng nhằm để mua lễ vật thờ cúng người chết và được những người thân thích của người chết thoả thuận về việc sử dụng khoản tiền đó vào việc thờ cúng. Trong đời sống xã hội, những người thân thích của người chết có thể thoả thuận chia nhau khoản tiền đó nhưng pháp luật không thể quy định về việc chia tài sản đó theo những điều kiện, trình tự nào, vì khoản tiền đó không phải là di sản của người chết, không phải là hoa lợi, lợi tức có từ di sản mà khoản tiền đó có được do phong tục, tập quán của cộng đồng. 

Thứ hai, trong đời sống xã hội, các con, cháu và những người thân thích khác của người chết đã dùng khoản tiền cúng viếng đó để thanh toán các chi phí cho tang lễ người chết, phần còn thiếu họ đóng góp thêm, phần còn dư họ để mua sắm các đồ tế phục vụ cho việc thờ cúng hoặc dùng xây mộ, nhà thờ cho người chết. Những người thân thích của người chết thực hiện các hành vi theo thoả thuận, theo ý chí của mình nếu không trái pháp luật thì được xem là hành vi hợp pháp. Việc những người thân thích của người chết chia nhau khoản tiền phúng viếng không thể hiểu là họ đang phân chia di sản của người chết.

Từ những phân tích trên có thể thấy khoản tiền cúng viếng không phải là di sản của người chết để lại. Khoản tiền mà tang chủ có được từ việc cúng viếng đối với người mất dựa trên phong tục, truyền thống của Việt Nam. `

Tranh chấp di sản thừa kế, phân chia di sản thừa kế, di chúc, cách lập di chúc, khởi kiện chia di sản, khai nhận di sản thừa kế

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: