Hiện nay, mạng Internet được kết nối toàn cầu, game online (trò chơi điện tử) ngày càng phổ biến, là thú tiêu khiển, giải trí được nhiều người, nhiều lứa tuổi lựa chọn để giảm tải stress, căng thẳng. Nắm bắt được nhu cầu đó, có nhiều công ty kinh doanh game online ra đời để phục vụ nhu cầu của phần lớn khách hàng. Vậy kinh doanh game online (trò chơi điện tử) có cần làm giấy phép con hay không? cùng HPT Consulting tìm hiểu nhé!
1. Cơ sở pháp lý
- Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;
- Nghị định 27/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;
- Nghị định 150/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông;
- Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử;
- Thông tư 24/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
2. Các nhóm trò chơi điện tử
2.1 Theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ
- Trò chơi điện tử thuộc nhóm G1: Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp
- Trò chơi điện tử thuộc nhóm G2: Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.
- Trò chơi điện tử thuộc nhóm G3: Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.
- Trò chơi điện tử thuộc nhóm G4: Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.
2.2 Theo độ tuổi người chơi
- Trò chơi điện tử 18+: trò chơi dành cho người lớn từ 18 tuổi trở lên, trò chơi có hoạt động đối kháng có sử dụng vũ khí; không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh khiêu dâm;
- Trò chơi điện tử 12+: trò chơi dành cho thiếu niên từ 12 tuổi trở lên, trò chơi có hoạt động đối kháng, chiến đấu có sử dụng vũ khí nhưng hình ảnh vũ khí không nhìn được cận cảnh, rõ ràng; tiết chế âm thanh va chạm của vũ khí khi chiến đấu; không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người;
- Trò chơi điện tử 00+: trò chơi dành cho mọi lứa tuổi, đây là những trò chơi mô phỏng dạng hoạt hình; không có hoạt động đối kháng bằng vũ khí; không có hình ảnh, âm thanh ma quái, kinh dị, bạo lực; không có hình ảnh, hoạt động, âm thanh, nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người.
2.3 Theo điều kiện được cung cấp dịch vụ trò chơi ra thị trường
- Có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản đối với từng trò chơi điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
- Có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và thông báo cung cấp dịch vụ đối với từng trò chơi điện tử
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả game online mới nhất
3. Điều kiện doanh nghiệp cần đáp ứng để xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử
3.1 Đối với nhóm G1
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, có ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng đã được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia của doanh nghiệp;
- Đã đăng ký tên miền sử dụng để cung cấp dịch vụ;
- Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động, cụ thể:
- Có trụ sở chính với địa chỉ và số điện thoại liên hệ được;
- Có ít nhất 01 nhân sự quản trị trò chơi điện tử
- Hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử cho tất cả các trò chơi của doanh nghiệp bảo đảm đáp ứng các Điều kiện sau:
+ Có khả năng lưu trữ, cập nhật đầy đủ thông tin cá nhân của người chơi bao gồm: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ đăng ký thường trú; số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp người chơi dưới 14 tuổi và chưa có chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu, người giám hộ hợp pháp của người chơi quyết định việc đăng ký thông tin cá nhân của người giám hộ để thể hiện sự đồng ý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký đó;
+ quá 180 phút trong 24 giờ mỗi Hệ thống quản lý thanh toán cho các trò chơi điện tử của doanh nghiệp phải đặt tại Việt Nam và kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán của Việt Nam, bảo đảm cập nhật, lưu trữ chính xác, đầy đủ và cho phép người chơi có thể tra cứu được thông tin chi tiết về tài Khoản thanh toán của mình;
+ Quản lý thời gian chơi của người chơi từ 00h00 đến 24h00 hàng ngày và bảo đảm tổng thời gian chơi tất cả các trò chơi điện tử G1 của một doanh nghiệp đối với mỗi người chơi dưới 18 tuổi không ngày;
+Hiển thị liên tục được kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi đối với tất cả các trò chơi do doanh nghiệp cung cấp khi giới thiệu, quảng cáo trò chơi, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử; có thông tin khuyến cáo với nội dung “Chơi quá 180 phút một ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe” tại vị trí dễ nhận biết ở diễn đàn của trò chơi và trên màn hình thiết bị của người chơi trong suốt quá trình chơi.
- Có biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý nội dung diễn đàn trò chơi (nếu có)
- Có phương án dự phòng về thiết bị và kết nối, phương án sao lưu dữ liệu để bảo đảm an toàn hệ thống khi có sự cố xảy ra.
- Có phương án bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và bí mật thông tin cá nhân của người chơi.
- Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.
3.2 Đối với nhóm G2, G3, G4
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, có ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng đã được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Đã đăng ký tên miền sử dụng để cung cấp dịch vụ trong trường hợp cung cấp dịch vụ trên Internet.
Điều kiện về nhân sự cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bao gồm:
- Có trụ sở chính với địa chỉ và số điện thoại liên hệ được;
- Có đội ngũ nhân sự quản trị trò chơi điện tử phù hợp quy mô hoạt động và loại hình cung cấp dịch vụ.
- Có đủ khả năng tài chính để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phù hợp với quy mô hoạt động.
Điều kiện về kỹ thuật cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 bao gồm:
- Hệ thống quản lý thanh toán cho các trò chơi điện tử (nếu có) của doanh nghiệp phải đặt tại Việt Nam và kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán của Việt Nam, bảo đảm tính chính xác, đầy đủ và cho phép người chơi có thể tra cứu được thông tin chi tiết về tài Khoản thanh toán của mình;
- Có phương án bảo đảm chất lượng dịch vụ và quyền lợi của người chơi;
- Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.
4. Điều kiện để doanh nghiệp xin cấp Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản (nhóm G1); thông báo cung cấp dịch vụ (nhóm G2, G3, G4) đối với từng trò chơi điện tử
4.1 Đối với nhóm G1
- Có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử còn thời hạn tối thiểu 01 năm;
- Có nội dung, kịch bản trò chơi điện tử không vi phạm các điều cấm và quy định của pháp luật; không có các hình ảnh, âm thanh miêu tả cụ thể hành động giết người, tra tấn người, kích động bạo lực, thú tính, khiêu dâm, dung tục, trái với truyền thống đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, xuyên tạc, phá hoại truyền thống lịch sử, vi phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, kích động tự tử, sử dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc, đánh bạc, khủng bố, ngược đãi, xâm hại, buôn bán, phụ nữ, trẻ em và các hành vi có hại hoặc bị cấm khác;
- Có kết quả phân loại theo độ tuổi phù hợp với nội dung, kịch bản trò chơi theo
- Có biện pháp quản lý thông tin tài Khoản của người chơi đáp ứng yêu cầu sau đây:
+ Kết nối trực tiếp đồng bộ với hệ thống quản lý thông tin cá nhân của người chơi;
+ Kết nối trực tiếp đồng bộ với hệ thống thanh toán dịch vụ trò chơi chung của doanh nghiệp;
+ Lưu trữ đầy đủ, cập nhật liên tục, chính xác thông tin về quá trình sử dụng dịch vụ của người chơi bao gồm: Tên tài Khoản, thời gian sử dụng dịch vụ, các thông tin có liên quan đến việc sở hữu vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng của người chơi.”
4.2 Đối với nhóm G2, G3, G4
Doanh nghiệp gửi thông báo đối với từng trò chơi phát hành, bao gồm các nội dung sau:
- Tên trò chơi (tên tiếng Việt và tiếng nước ngoài)
- Kết quả phân loại trò chơi theo độ tuổ
- Ngôn ngữ thể hiện
- Nguồn gốc trò chơi
- Mô tả nội dung trò chơi, cách chơi
- Loại hình trò chơi cung cấp
- Phạm vi, phương thức cung cấp dịch vụ:
+ Trên trang thông tin điện tử tại tên miền
+ Kênh phân phối ứng dụng cài đặt cho thiết bị di động
+ Địa chỉ IP
- Hình thức thu phí
- Thời gian dự kiến phát hành
5. Theo thành phần hồ sơ xin cấp phép kinh doanh trò chơi điện tử
5.1 Đối với nhóm G1
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1
- Đơn đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1
- Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao đối chiếu với bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Đề án cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1
Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định Phê duyệt nội dung kịch bản trò chơi
- Đơn đề nghị phê duyệt nội dung, kịch bản.
- Giấy tờ chứng nhận bản quyền hợp pháp và văn bản thỏa thuận cho doanh nghiệp được phát hành trò chơi điện tử tại Việt Nam (bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực chứng nhận bản quyền hợp pháp và văn bản thỏa thuận cho doanh nghiệp được phát hành trò chơi điện tử tại Việt Nam. Giấy tờ chứng nhận và văn bản thỏa thuận bằng tiếng nước ngoài phải dịch sang tiếng Việt có chứng thực).
- Nội dung, kịch bản trò chơi điện tử.
Phương án kỹ thuật.
- Thiết bị ghi lại các hình ảnh, hoạt động, âm thanh đặc trưng trong trò chơi: Hình ảnh một số tuyến nhân vật, hình ảnh một số vật phẩm, đồ trang bị cho nhân vật; hình ảnh, hoạt động nhân vật đang làm nhiệm vụ chủ yếu ở 5 cấp độ cao nhất (nếu có); hoạt động đối kháng đặc trưng giữa các nhân vật với nhau.”
5.2 Đối với nhóm G2, G3, G4
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận trò chơi điện tử G2, điện tử G3, điện tử G4
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử.
- Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao đối chiếu với bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Văn bản xác nhận sử dụng tên miền hợp pháp đối với tên miền quốc tế.
- Đề án cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử
Thông báo cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4
- Tối thiểu 30 ngày làm việc trước khi chính thức cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4, doanh nghiệp phải gửi thông báo đến cơ quan quản lý, nội dung gồm có:
- Tên trò chơi (tên tiếng Việt và tiếng nước ngoài)
- Kết quả phân loại trò chơi theo độ tuổ
- Ngôn ngữ thể hiện
- Nguồn gốc trò chơi
- Mô tả nội dung trò chơi, cách chơi
- Loại hình trò chơi cung cấp
- Phạm vi, phương thức cung cấp dịch vụ:
+ Trên trang thông tin điện tử tại tên miền
+ Kênh phân phối ứng dụng cài đặt cho thiết bị di động
+ Địa chỉ IP
- Hình thức thu phí
- Thời gian dự kiến phát hành
6. Thời hạn đề nghị cấp phép và chế độ báo cáo
6.1 Thời hạn đề nghị cấp phép
- Doanh nghiệp đề nghị cấp phép trong thời hạn nhất định nhưng không được quá 10 năm.
- Trước khi giấy phép hết hiệu lực nhưng doanh nghiệp chưa thể hoàn thành thủ tục cấp lại thì phải thực hiện thủ tục gia hạn nếu doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tiếp tục hoạt động. Mỗi giấy phép chỉ được gia hạn 01 lần, mỗi lần không quá 01 năm.
6.2 Chế độ báo cáo
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 06 (sáu) tháng một lần (vào ngày 01 tháng 6 và ngày 01 tháng 12 hàng năm) gửi báo báo cáo về Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở hoạt động và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Trường hợp ngừng cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử, phải thông báo trên trang thông tin điện tử cung cấp trò chơi điện tử tối thiểu 90 ngày trước ngày dự kiến ngừng cung cấp dịch vụ; có các giải pháp bảo đảm quyền lợi của người chơi; báo cáo bằng văn bản với Bộ Thông tin và Truyền thông về các nội dung này 15 ngày trước ngày chính thức ngừng cung cấp dịch vụ;
dich vu xin giay phep kinh doanh game, dịch vụ xin giấy phép kinh doanh game, kinh doanh game online can dieu kien gi, kinh doanh game online cần điều kiện gì, giấy phép phát hành game, giay phep phat hanh game, giay phep G1, giay phep G2, giay phép G3, giay phep G4, kinh doanh trò chơi điện tử có thường, kinh doanh tro choi dien tu co thuong, kinh doanh game online can giay phep gì, kinh doanh game online cần giấy phép gì, chuyển nhượng game online, chuyen nhuong ban quyen game, chuyển nhượng bản quyền game
CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING
Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068.683 - 0935.564.068
- Chưa đăng ký hồ sơ thương nhân thì có được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không? (19.03.2024)
- Trình tự, thủ tục chấm dứt dự án đầu tư tại Việt Nam (26.02.2024)
- Doanh nghiệp nợ bảo hiểm, thẻ BHYT có còn hiệu lực không? (13.10.2023)
- Quy định về mức hưởng chế độ tai nạn lao động năm 2023 (29.07.2023)
- Người lao động phải làm gì khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội? (29.07.2023)
- Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài (22.07.2023)
- Tranh chấp lao động và nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động (20.07.2023)
- Trợ cấp mất việc, điều kiện hưởng trợ cấp mất việc (20.07.2023)
- Trợ cấp thôi việc là gì? Điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc (20.07.2023)
- Quyền lợi, thủ tục và điều kiện được hưởng BHYT 05 năm liên tục mới nhất 2023 (30.06.2023)