Hiện nay, để nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam với bất kỳ lý do gì (Đi du lịch, học tập, công tác,...), người nước ngoài bắt buộc phải có Visa (Thị thực) nhập cảnh.
1. Điều kiện để được cấp VISA nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam
Đáp ứng 4 điều kiện sau đây, người nước ngoài mới có thể nhập cảnh vào Việt Nam:
- Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế theo quy định;
- Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh theo Luật Xuất nhập cảnh 2014;
- Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam bảo lãnh (ngoại trừ đối tượng thuộc trường hợp xin cấp visa NG1-NG4);
- Giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh người nước ngoài, ở đây sẽ tùy vào từng trường hợp để xin cho đúng mục đích, cụ thể:
+ Giấy phép lao động theo quy định của Luật Lao động nếu xin visa lao động;
+ Giấy tờ chứng minh việc đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nếu xin visa đầu tư;
+ Giấy phép hành nghề theo quy định Luật Luật sư nếu xin visa hành nghề luật sư;
+ Văn bản tiếp nhận của nhà trường/cơ sở giáo dục tại Việt Nam nếu xin visa du học.
Bên cạnh đó, còn có những trường hợp được miễn VISA nhập cảnh cho người nước ngoài, cụ thể đó là những trường hợp như sau:
- Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của pháp luật;
- Chính phủ quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn đối với từng nước;
- Miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và vợ/chồng, con của họ (là người nước ngoài);
- Vào khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ điều kiện hoặc đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Xem thêm: Dịch vụ gia hạn Visa cho người nước ngoài
Xem thêm: Những điểm mới về Visa, thị thực
Xem thêm: Thủ tục, điều kiện để được định cư tại Mỹ
2. Thành phần hồ sơ xin cấp Visa
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các loại giấy tờ cần thiết để chuẩn bị làm Visa nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm:
- Tờ khai đề nghị cấp visa (thị thực) Việt Nam (theo mẫu NA1);
- Hộ chiếu (còn thời hạn ít nhất 6 tháng) hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
- Các giấy tờ của cơ quan, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài tại Việt Nam, cụ thể:
+ Đối với cơ quan, tổ chức: Công văn đề nghị xét duyệt, kiểm tra nhân sự người nước ngoài nhập cảnh (theo mẫu NA2);
+ Đối với cá nhân (bảo lãnh cho thân nhân): Đơn bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài nhập cảnh (theo mẫu NA3).
- Các giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh của người nước ngoài theo quy định (giấy tờ chứng minh việc đầu tư, giấy phép lao động…).
3. Quy trình thực hiện
Thông thường sẽ có hai (02) cách để xin Visa nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam, đó là: Xin trực tiếp hoặc xin online (E-Visa). Cụ thể:
Cách 1: Đối với hình thức xin Visa trực tiếp
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ theo quy định;
Bước 2. Nộp hồ sơ xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài:
Nộp hồ sơ tại 1 trong 3 trụ sở của Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Cục QLXNC) – Bộ Công an:
- Tại Hà Nội: Số 44-46 đường Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội;
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Số 333-335-337 Nguyễn Trãi, Quận 1.
Lưu ý: Đối với các tỉnh thành có địa chỉ từ Đà Nẵng trở ra quý khách nộp hồ sơ tại Văn phòng Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội. Đối với các tỉnh thành có địa chỉ tại Quảng Nam trở vào quý khách nộp hồ sơ tại Văn Phòng cục tại TP Hồ Chí Minh.
Bước 3. Nhận kết quả.
Thời hạn Cục QLXNC xem xét giải quyết, cấp thị thực (tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ):
- Không quá 5 ngày làm việc: Đối với trường hợp người nước ngoài nhận thị thực tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
- Không quá 3 ngày làm việc: Đối với trường hợp người nước ngoài nhận thị thực tại cửa khẩu quốc tế;
- Trong vòng 12 giờ: Áp dụng trong trường hợp dự lễ tang thân nhân hoặc người thân đang ốm nặng; vào Việt Nam xử lý việc khẩn cấp theo quy định.
Cách 2. Hình thức Online (E-visa) cho người nước ngoài
Bước 1: Truy cập và nhập thông tin tại Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh Việt Nam;
Bước 2: Nộp phí cấp thị thực điện tử sau khi nhận mã hồ sơ điện tử;
Bước 3: Nhận kết quả:
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc (tính từ ngày nhận đủ thông tin và chi phí), cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ thông báo kết quả;
- Nếu được chấp thuận, người nước ngoài sử dụng mã hồ sơ điện tử để kiểm tra và in thị thực điện tử để nhập cảnh vào Việt Nam.
4. Thời hạn của Visa nhập cảnh
- Visa nhập cảnh cho người nước ngoài có thời hạn từ 1 tháng đến 5 năm, tùy thuộc vào từng loại đăng ký, cụ thể như:
+ Đối với Visa du lịch không quá 3 tháng;
+ Đối với Visa thăm thân thời hạn dưới 6 tháng hoặc không quá 12 tháng;
+ Đối với Visa đầu tư thời hạn dưới 5 năm.
Lưu ý: Nếu người nước ngoài dự định làm việc, học tập lâu dài tại Việt Nam thì có thể cân nhắc làm thẻ tạm trú (visa dài hạn) ngay từ đầu, tránh sau này phải gia hạn Visa nhiều lần.
#visa #thịthực #thithuc #passport #hộchiếu #hochieu #nuocngoai #quôctế #quocte #international #nhậpcảnh #xuấtcảnh #việtnam #vietnam #law #laws #hpt #hptconsulting #attorneyatlaw #attorney #nhapcanh #xuatcanh #xuatnhapcanh #xuấtnhậpcảnh #luật #luậtxuấtcảnhnhậpcảnh #visaes
CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING
Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068.683 - 0935.564.068
- Chưa đăng ký hồ sơ thương nhân thì có được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không? (19.03.2024)
- Trình tự, thủ tục chấm dứt dự án đầu tư tại Việt Nam (26.02.2024)
- Doanh nghiệp nợ bảo hiểm, thẻ BHYT có còn hiệu lực không? (13.10.2023)
- Quy định về mức hưởng chế độ tai nạn lao động năm 2023 (29.07.2023)
- Người lao động phải làm gì khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội? (29.07.2023)
- Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài (22.07.2023)
- Tranh chấp lao động và nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động (20.07.2023)
- Trợ cấp mất việc, điều kiện hưởng trợ cấp mất việc (20.07.2023)
- Trợ cấp thôi việc là gì? Điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc (20.07.2023)
- Quyền lợi, thủ tục và điều kiện được hưởng BHYT 05 năm liên tục mới nhất 2023 (30.06.2023)