1. Khái niệm
GMP trong sản xuất thực phẩm là tiêu chuẩn thực hành sản xuất thực phẩm tốt nhằm đảm bảo các điều kiện trong quá trình sản xuất và tạo ra thành phẩm chất lượng. Đây sẽ là một trong những nền tảng để phát triển trở thành tiêu chuẩn ISO 22000 trong thời gian về sau.
Xem thêm: Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm
2. Quy trình hoàn thiện tại HPT Consulting
Để được chứng nhận đạt chuẩn GMP trong sản xuất thực phẩm, cơ bản cần thực hiện 10 bước sau:
Bước 1: Tập hợp tài liệu tiêu chuẩn GMP thực phẩm;
Bước 2: Xác định phạm vi áp dụng của GMP thực phẩm;
Bước 3: Lập kế hoạch, tiến độ và phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân có liên quan;
Bước 4: Thiết lập quy trình, biểu mẫu kiểm soát cho mỗi giai đoạn;
Bước 5: Đào tạo cho các đối tượng tham gia quá trình sản xuất;
Bước 6: Áp dụng quy trình;
Bước 7: Khắc phục các điểm không phù hợp so với tiêu chuẩn GMP;
Bước 8: Phê duyệt, ban hành quy trình GMP;
Bước 9: Đánh giá nội bộ;
Bước 10: Đăng ký chứng nhận GMP.
Chú ý: Tùy vào trường hợp của mỗi tổ chức, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm mà cân nhắc chọn lựa đăng ký chứng nhận GMP tại tổ chức chứng nhận GMP hoặc tại cơ quan có thẩm quyền.
3. Các yêu cầu đối với khách hàng
Để xin được Giấy Chứng nhận GMP cho thực phẩm, cần đảm bảo 05 yêu cầu cụ thể sau đây:
- Nhân sự;
- Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng, nhà máy đạt chuẩn GMP và thiết bị chế biến;
- Kiểm soát an toàn vệ sinh nhà xưởng và môi trường;
- Quy trình sản xuất và chế biến;
- Quy trình bảo quản và phân phối sản phẩm.
Xem thêm: Tư vấn chứng nhận HACCP
4. Các nguyên tắc cần đảm bảo tuân thủ trong GMP thực phẩm
Nguyên tắc 1: Thiết kế nhà xưởng, nhà máy đạt chuẩn GMP ngay từ đầu;
Nguyên tắc 2: Thẩm định, kiểm soát sự thay đổi, tái thẩm định nếu cần thiết;
Nguyên tắc 3: Thiết lập và áp dụng quy trình bao gồm tài liệu tiêu chuẩn GMP, nhiệm vụ…;
Nguyên tắc 4: Xác định nhiệm vụ của mỗi cá nhân;
Nguyên tắc 5: Ghi chép và lưu giữ hồ sơ;
Nguyên tắc 6: Đào tạo, đánh giá và phát triển nhân sự;
Nguyên tắc 7: Thực hành vệ sinh tốt;
Nguyên tắc 8: Bảo dưỡng nhà xưởng, nhà máy, thiết bị;
Nguyên tắc 9: Xây dựng chất lượng vòng đời sản phẩm;
Nguyên tắc 10: Tiến hành thanh tra thường xuyên.
5. Thời gian thực hiện: Từ 30-45 ngày làm việc
6. Những loại giấy tờ bắt buộc Khách hàng cần có và cung cấp cho HPT Consulting
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức;
- Bằng đại học của nhân sự phụ trách chuyên môn với tối thiểu 3 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực có liên quan như: y dược, dinh dưỡng, công nghệ thực phẩm, an toàn thực phẩm.
#gmp #GMP #gmpthupham #thucpham #chungnhan #attp
CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING
Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068.683 - 0935.564.068
- Chưa đăng ký hồ sơ thương nhân thì có được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không? (19.03.2024)
- Trình tự, thủ tục chấm dứt dự án đầu tư tại Việt Nam (26.02.2024)
- Doanh nghiệp nợ bảo hiểm, thẻ BHYT có còn hiệu lực không? (13.10.2023)
- Quy định về mức hưởng chế độ tai nạn lao động năm 2023 (29.07.2023)
- Người lao động phải làm gì khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội? (29.07.2023)
- Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài (22.07.2023)
- Tranh chấp lao động và nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động (20.07.2023)
- Trợ cấp mất việc, điều kiện hưởng trợ cấp mất việc (20.07.2023)
- Trợ cấp thôi việc là gì? Điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc (20.07.2023)
- Quyền lợi, thủ tục và điều kiện được hưởng BHYT 05 năm liên tục mới nhất 2023 (30.06.2023)