Bạn đang có ý định thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hai thành viên trở lên? Bạn muốn thành lập TNHH Hai thành viên trở lên nhưng không biết nên chuẩn bị những loại hồ sơ gì, điều kiện thành lập ra sao cũng như quy trình và thủ tục sẽ diễn ra như thế nào?,… Hãy đến với công ty chúng tôi, HPT Consulting sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn được biết về các thủ tục liên quan đến việc thành lập Công ty TNHH Hai thành viên trở lên.
1. Công ty TNHH Hai thành viên trở lên là gì?
Theo quy định tại Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mặt khác, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần. Đồng thời, Công ty TNHH hai thành viên trở lên được quyền huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu. Cá nhân, tổ chức nắm giữ trái phiếu trở thành chủ nợ của công ty.
2. Điều kiện thành lập Công ty TNHH Hai thành viên trở lên
Về thành viên: Phải có ít nhất 2 thành viên góp vốn và tối đa không được vượt quá 50 thành viên. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức;
Về tên công ty: Tên công ty phải có ít nhất hai thành tố là “ Loại hình công ty + Tên riêng”. Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên thì tên loại hình doanh nghiệp có thể ghi là “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “Công ty TNHH”.
Về vốn điều lệ: Không giới hạn mức vốn tối thiểu và tối đa, trừ trường hợp ngành nghề đăng ký của công ty yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định này; Vốn điều lệ nhiều hay ít sẽ dựa vào khả năng tài chính của thành viên hoặc lĩnh vực công ty sẽ kinh doanh sau khi thành lập (cần nhiều vốn hay ít vốn).
Các thành viên sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp hoặc cam kết góp vào công ty khi thành lập.
Thời gian góp vốn điều lệ công ty sẽ là 90 ngày kể từ ngày được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
Việc góp vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên có thể được thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản của công ty.
Về ngành nghề: Không thuộc các ngành nghề bị cấm theo quy định pháp luật.
3. Các bước chuẩn bị trước khi thành lập
- Chuẩn bị tên Công ty, địa điểm và ngành nghề kinh doanh.
- Giấy tờ tùy thân (CMND/ Hộ chiếu còn hiệu lực) của Chủ sở hữu Công ty và người đại diện theo pháp luật của Công ty.
4. Hồ sơ thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần;
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;( Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự);
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên theo hướng dẫn tại Mục 4;
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố nơi đặt trụ sở chính;
Bước 3: Nhận kết quả đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên;
Bước 4: Công bố nội dung đăng ký Doanh nghiệp. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
Bước 5: Khắc con dấu pháp nhân. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của công ty.
Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây: Tên doanh nghiệp + Mã số doanh nghiệp;
Sau khi hoàn tất các thủ tục qua 5 bước hướng dẫn trên. Công ty TNHH Hai thành viên được thành lập phải làm những công việc tiếp theo sau đây:
- Khắc biển hiệu và treo biển tại trụ sở công ty;
- Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và đầu tư;
- Đăng ký mua chữ ký số (Token) để hỗ trợ kế toán kê khai và nộp thuế điện tử;
- Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng;
- Góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu phát sinh) theo quy định;
- Về thuế môn bài: Doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 25/2/2021 sẽ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên hoạt động.
- Báo cáo thuế hàng tháng/quý; Báo cáo tình hình sử dụng lao động mỗi năm 2 lần; và báo cáo tài chính mỗi năm 1 lần.
Tuy nhiên, việc thành lập Công ty TNHH Hai thành viên bên cạnh những ưu điểm vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. Do đó, quý khách hàng cần cân nhắc khi đưa ra quyết định thành lập. Cụ thể:
Ưu điểm:
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;
- Số lượng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp như công ty cổ phần;
- Chế độ chuyển nhượng vốn được quy định chặt chẽ nên dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
Nhược điểm:
- Không có quyền phát hành cổ phiếu nên hạn chế việc huy động vốn cho công ty;
- Số lượng thành viên bị giới hạn không quá 50 thành viên nên loại hình này không phù hợp với quy mô kinh doanh lớn.
6. Dịch vụ thành lập Công ty TNHH Hai thành viên tại HPT Consulting
Quy trình tư vấn thành lập Công ty TNHH Hai thành viên tại HPT Consulting gồm các công việc như sau:
- Tư vấn pháp lý miễn phí liên quan đến loại hình doanh nghiệp, phân tích những ưu và khuyết điểm của loại hình doanh nghiệp;
- Soạn thảo hồ sơ thành lập Công ty TNHH Hai thành viên;
- Nộp hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
- Theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả;
- Tiến hành khắc dấu và thông báo mẫu dấu Công ty;
- Tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ sau khi thành lập Công ty như khê khai và nộp thuế môn bài, hỗ trợ mua chữ ký số, hóa đơn điện tử, khê khai thuế,…
Trên đây là những nội dung chính các bạn cần nắm trước khi thành lập Công ty TNHH Hai thành viên. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tư vấn kỹ hơn về các thủ tục pháp lý, HPT Consulting cung cấp dịch vụ thành lập trọn gói để bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại hoặc đến trực tiếp theo địa chỉ của Công ty bên dưới để nhận được những tư vấn pháp lý chuyên sâu.
cong ty tnhh 2 thanh vien, công ty tnhh 2 thành viên, thanh lap cong ty tnhh, dich vu thanh lap cong ty, dich vu thanh lap cong ty tnhh, dieu le cong ty, von toi thieu bao nhieu
CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING
Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068.683 - 0935.564.068
- Chưa đăng ký hồ sơ thương nhân thì có được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không? (19.03.2024)
- Trình tự, thủ tục chấm dứt dự án đầu tư tại Việt Nam (26.02.2024)
- Doanh nghiệp nợ bảo hiểm, thẻ BHYT có còn hiệu lực không? (13.10.2023)
- Quy định về mức hưởng chế độ tai nạn lao động năm 2023 (29.07.2023)
- Người lao động phải làm gì khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội? (29.07.2023)
- Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài (22.07.2023)
- Tranh chấp lao động và nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động (20.07.2023)
- Trợ cấp mất việc, điều kiện hưởng trợ cấp mất việc (20.07.2023)
- Trợ cấp thôi việc là gì? Điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc (20.07.2023)
- Quyền lợi, thủ tục và điều kiện được hưởng BHYT 05 năm liên tục mới nhất 2023 (30.06.2023)