Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi có Sổ đỏ

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi có Sổ đỏ

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi có Sổ đỏ

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi có Sổ đỏ

Tranh chấp đất đai là gì? Phải làm gì khi bị tranh chấp đất đai? Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi có sổ đỏ? 

1. Tranh chấp đất đai là gì?

Theo quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì "Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Như vậy, các trường hợp phải xác định lại người sở hữu quyền sử dụng đất, bao gồm cả việc tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất thì mới được xem là tranh chấp đất đai. Việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp đất đai đặc biệt quan trọng, bởi thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai là khác nhau.

2. Các trường hợp không phải là tranh chấp đất đai.

- Tranh chấp về giao dịch (mua bán) quyền sử dụng đất, nhà ở.

- Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất.

- Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn.

Xem thêm: Điều kiện người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam

Xem thêm: Quy định về tài sản gắn liền với đất

Xem thêm: Chi phí sang tên sổ đỏ

3. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi có sổ đỏ

Khi một trong các bên có giấy chứng nhận hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì do Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự dưới đây.

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:

- Đơn khởi kiện theo mẫu.

- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100.

- Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.

- Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

- Các giấy tờ chứng minh khác: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, ai khởi kiện vấn đề gì thì phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện đó.

Bước 2. Nộp đơn khởi kiện

- Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp.

- Hình thức nộp: Nộp bằng 1 trong 3 hình thức sau:

+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;

+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết

- Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.

- Nếu hồ sơ đủ:

+ Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.

+ Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa.

+ Sau đó tòa sẽ thụ lý.

Thủ tục chuẩn bị xét xử và xét xử

- Chuẩn bị xét xử: Thời hạn 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng (Tổng 06 tháng - Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự).

- Trong giai đoạn này Tòa sẽ tổ chức hòa giải tại Tòa, nếu các bên không hòa giải thành thì sẽ Tòa sẽ đưa vụ án tranh chấp ra xét xử sơ thẩm (nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ).

- Sau khi có bản án sơ thẩm các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án và phải có căn cứ.

Giải quyết tranh chấp đất đai, thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai, nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai ở đâu, tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai ở Đà Nẵng, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai,

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: