Thủ tục đăng ký Quyền tác giả

Thủ tục đăng ký Quyền tác giả

Thủ tục đăng ký Quyền tác giả

Thủ tục đăng ký Quyền tác giả

1. Khái niệm về Quyền tác giả

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Sỡ hữu trí tuệ năm 2019 cho biết:“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.

2. Đối tượng của Quyền tác giả

Đối tượng quyền tác giả bao gồm: Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

3. Căn cứ phát sinh Quyền tác giả

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Xem thêm: Thủ tục Bảo hộ nhãn hiệu

4. Đối tượng được bảo hộ Quyền tác giả

- Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật Sơ hữu trí tuệ năm 2019.

- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nêu trên gồm:

  • Tổ chức, cá nhân Việt Nam;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

5. Thành phần hồ sơ

Để đăng ký bảo hộ Quyền tác giả, Quý khách hàng cần chuẩn bị những loại giấy tờ cụ thể như sau:

- Tờ khai đăng ký quyền tác giả (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2016/QĐ-BVHTT ngày 02 tháng 7 năm 2016 quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan);

- Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;

- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

6. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

7. Thời gian bảo hộ Quyền tác giả

Tùy vào từng đối tượng tác phẩm, quyền nhân thân hay quyền tài sản mà thời hạn bảo hộ quyền tác giả sẽ khác nhau. Theo đó:

- Đối với việc Bảo hộ vô thời hạn:

Bảo hộ vô thời hạn đối với quyền nhân thân, cụ thể: Quyền được đặt tên; được đứng/nêu tên thật/bút danh; bảo vệ tác phẩm trước những hành động sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc,…gây ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của tác giả.

- Đối với Bảo hộ có thời hạn:

Bảo hộ 75 năm, kể từ khi công bố tác phẩm lần đầu, đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh;

Bảo hộ 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình, đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm;

Bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả qua đời (hoặc năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng qua đời) đối với các tác phẩm còn lại.

Lưu ý: Thời điểm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả là vào lúc 24 giờ, ngày 31 tháng 12 năm chấm dứt thời hạn.

8. Hồ sơ khách hàng cần cung cấp

- Bản sao công chứng, chứng thực Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản sao công chứng, chứng thực thẻ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của tác giả;

- File thiết kế (Bản mềm, bản cứng) của tác phẩm cần được bảo hộ Quyền tác giả.

9. Thủ tục đăng ký Quyền tác giả

Theo đó, để tiến hành đăng ký Quyền tác giả, cần phải trải qua 03 bước cụ thể sau đây:

Bước 1: HPT Consulting sẽ tiến hành xây dựng, soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho Quý khách hàng;

Bước 2: Giao hồ sơ cho khách hàng ký, đóng dấu;

Bước 3: Tiến hành nhận hồ sơ từ khách hàng và nộp hồ sơ về Cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể:

- Đối với hình thức nộp trực tiếp: Nộp hồ sơ tại Cục Bản quyền tác giả;

- Đối với hình thức nộp online: Tiến hành nộp hồ sơ thông qua địa chỉ sau đây:  http://dichvucong.bvhttdl.gov.vn/.

Bước 4: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy Chứng nhận đăng ký quyền tác giả (nếu hồ sơ hợp lệ) hoặc gửi thông báo hướng dẫn điều chỉnh hồ sơ (nếu hồ sơ chưa hợp lệ).

10. Thời gian Đăng ký quyền tác giả tại HPT Consulting

Thời gian khoảng từ 10-15 ngày

11. Lệ phí đăng ký Quyền tác giả

Lệ phí đăng ký bản quyền tác giả phụ thuộc vào loại hình tác phẩm. Cụ thể:

Loại hình tác phẩm

Lệ phí Nhà nước

1. Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và các loại hình tác phẩm viết khác;

2. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

3. Tác phẩm báo chí;

4. Tác phẩm âm nhạc;

5. Tác phẩm nhiếp ảnh.

100.000 đồng

1. Tác phẩm kiến trúc;

2. Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.

 

300.000 đồng

1. Tác phẩm tạo hình;

2. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng như logo, bao bì sản phẩm...

 

400.000 đồng

1. Tác phẩm điện ảnh;

2. Tác phẩm sân khấu định hình trên băng, đĩa.

 

500.000 đồng

Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu/các chương trình chạy trên máy tính.

600.000 đồng

#quyentacgia #tacgia #quyennhanthan #quyentaisan #baohoquyentacgia #baoho #SHTT #shtt #sohuutritue #cucbanquyentacgia #tacpham

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: