Bạn đang muốn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp để phù hợp hơn với quy mô phát triển của công ty? Bạn đang băn khoăn không biết công ty của mình chuyển đổi sang loại hình nào là phù hợp với quy định của pháp luật? Bạn muốn biết được khi tiến hành chuyển đổi, doanh nghiệp của bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ, hồ sơ gì, trình tự, thủ tục tiến hành ra sao? Trong phạm vi bài viết dưới đây, HPT Consulting sẽ đưa ra những tư vấn pháp lý chuyên sâu giúp bạn hiểu hơn về việc chuyển đổi doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
1. Chuyển đổi doanh nghiệp là gì?
Chuyển đổi doanh nghiệp là việc các doanh nghiệp chuyển từ loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác để phù hợp hơn với quy mô, sự phát triển và sự định hướng của doanh nghiệp.
2. Các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Tùy thuộc vào mục đích kinh doanh mà bạn có thể chuyển đổi loại hình kinh doanh sao cho phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty TNHH được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần; Công ty Cổ phần được chuyển đổi thành Công ty TNHH Một thành viên và Công ty TNHH Hai thành viên trở lên; Doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi thành Công ty TNHH, Công ty Cổ phần và Công ty Hợp danh.
3. Các trường hợp chuyển đổi từ Công ty Cổ phần thành Công ty TNHH Một thành viên
Công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo phương thức sau đây:
– Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả cổ đông còn lại;
– Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty;
– Công ty chỉ còn lại 01 cổ đông.
Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
4. Hồ sơ chuyển đổi Công ty Cổ phần thành Công ty TNHH Một thành viên
Khi thực hiện chuyển đổi từ Công ty Cổ phần thành Công ty TNHH Một thành viên, Doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ chuyển đổi. Trong thời hạn 3 ngày ngày việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xử lý hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật
Hồ sơ chuyển đổi từ Công ty Cổ phần thành Công ty TNHH Một thành viên bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH một thành viên;
– Điều lệ công ty chuyển đổi;
– Biên bản họp và quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi công ty;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (cụ thể: Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực; Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực) của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý;
– Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (cụ thể: Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực; Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực)của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý;
– Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức;
– Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư.
Xem thêm: Thủ tục chuyển đổi công ty TNHH sang công ty cổ phần
Lưu ý: Doanh nghiệp có thể đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp khác, trừ trường hợp đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật.
5. Trình tự thực hiện
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công ty chỉ còn lại một cổ đông hoặc hoàn thành việc chuyển nhượng cổ phần theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 203 Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty gửi hồ sơ chuyển đổi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Xem thêm: Thủ tục chuyển đổi công ty TNHH sang công ty cổ phần
Xem thêm: Thủ tục chuyển đổi công ty cổ phần sang TNHH hai thành viên trở lên
Xem thêm: Thủ tục chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân sang công ty cổ phần
6. Dịch vụ chuyển đổi Doanh nghiệp tại HPT Consulting
Quy trình tư vấn chuyển đổi Doanh nghiệp tại HPT Consulting gồm các công việc như sau:
- Tư vấn pháp lý miễn phí liên quan đến loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn chuyển đổi;
- Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cho khách hàng;
- Nộp hồ sơ thông báo về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh và các bên liên quan;
- Theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả;
Trên đây là những nội dung chính bạn cần nắm trước khi tiến hành chuyển đổi Doanh nghiệp. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tư vấn kỹ hơn về các thủ tục pháp lý, HPT Consulting cung cấp dịch vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trọn gói để bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại hoặc đến trực tiếp theo địa chỉ của Công ty bên dưới để nhận được những tư vấn pháp lý chuyên sâu.
thu tuc chuyen doi cong ty, thủ tục chuyển đổi công ty, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, hồ sơ chuyển đổi từ công ty cổ phần sang công ty tnhh mtv, nộp hồ sơ chuyển đổi doanh nghiệp ở đâu, chuyển đổi doanh nghiệp tại Đà Nẵng
CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING
Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068.683 - 0935.564.068
- Chưa đăng ký hồ sơ thương nhân thì có được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không? (19.03.2024)
- Trình tự, thủ tục chấm dứt dự án đầu tư tại Việt Nam (26.02.2024)
- Doanh nghiệp nợ bảo hiểm, thẻ BHYT có còn hiệu lực không? (13.10.2023)
- Quy định về mức hưởng chế độ tai nạn lao động năm 2023 (29.07.2023)
- Người lao động phải làm gì khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội? (29.07.2023)
- Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài (22.07.2023)
- Tranh chấp lao động và nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động (20.07.2023)
- Trợ cấp mất việc, điều kiện hưởng trợ cấp mất việc (20.07.2023)
- Trợ cấp thôi việc là gì? Điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc (20.07.2023)
- Quyền lợi, thủ tục và điều kiện được hưởng BHYT 05 năm liên tục mới nhất 2023 (30.06.2023)