Thủ tục bảo hộ quyền tác giả

Thủ tục bảo hộ quyền tác giả

Thủ tục bảo hộ quyền tác giả

Thủ tục bảo hộ quyền tác giả

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng ngày càng được quan tâm hơn tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có nhiều tổ chức, cá nhân chưa hiểu hết về quyền của mình đối với các tác phẩm do mình sáng tạo ra từ đó vì lý do vô tình hay hữu ý xảy ra nhiều tranh chấp đáng tiếc, gây ra nhiều hậu quả về kinh tế. Điển hình như vụ tranh chấp bộ truyện tranh “ Thần đồng đất Việt”, bài hát “ Gánh mẹ”….Để hiểu rõ hơn về quyền tác giả, trong bài viết dưới đây, HPT Consulting sẽ tóm tắt những vấn đề cơ bản để các bạn có cái nhìn rõ hơn về quyền tác giả.

Mục lục:

1. Quyền tác giả là gì

2. Tại sao phải bảo hộ quyền tác giả

3. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả

4. Quy trình đăng ký quyền tác giả

5. Thời gian đăng ký bảo hộ quyền tác giả

6. Chi phí đăng ký bảo hộ quyền tác giả

7. Hồ sơ chuẩn bị

8. Dịch vụ tư vấn bảo hộ quyền tác giả tại HPT Consulting

1. Quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học như: tác phẩm văn học, sách giáo khoa, giáo trình, các bài giảng, bài phát biểu, các tác phẩm âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, các tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, kiến trúc, bản họa, sơ đồ, chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu…

Đăng ký quyền tác giả là việc chủ sở hữu tác phẩm tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm mình sáng tạo ra hoặc là sở hữu tại Cục bản quyền tác giả để bảo hộ cho tác phẩm của mình.

2. Tại sao phải bảo hộ quyền tác giả:

Đăng ký bảo hộ quyền tác giả cũng đồng nghĩa với việc bạn tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc là chủ sở hữu nhằm chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm của mình như sao chép, lạm dụng với mục đích thu lợi nhuận bất hợp pháp. Khi đó khi có bất kỳ sự sử dụng nào đối với tác phẩm phải được sự đồng ý từ chủ sở hữu.

Để tạo ra một tác phẩm có giá trị luôn đòi hỏi phải có sự đầu tư rất nhiều về trí tuệ, thời gian và tiền bạc, do vậy việc tác phẩm được bảo hộ sẽ là phần thưởng xứng đáng nhằm động viên tinh thần và vật chất khi khai thác tác phẩm

3. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả:

- Tờ khai (đơn) đăng ký bản quyền tác giả

- 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao định hình đăng ký quyền liên quan.

- Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền.

- Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, thừa kế.

- Văn bản đồng ý của các đồng tác gải, nếu tác phẩm có đồng tác giả

- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

4. Quy trình đăng ký quyền tác giả

 

5. Thời gian đăng ký bảo hộ quyền tác giả:

Trong thời gian 15 – 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ được nộp tại Cục bản quyền chấp nhận hợp lệ, cục sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho chủ sở hữu. Trường hợp hồ sơ sai sót cần điều chỉnh, Cục sẽ có công văn thông báo đến chủ sở hữu.

6. Chi phí đăng ký bảo hộ quyền tác giả:

Chi phí đăng ký quyền tác giả phụ thuộc vào loại hình tác phẩm mà doanh nghiệp/ cá nhân muốn đăng ký theo quy định tại Thông tư 211/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan như sau:

Loại hình Lệ phí

- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết)

- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác

- Tác phẩm báo chí

- Tác phẩm âm nhạc

- Tác phẩm nhiếp ảnh

       100.000                      

- Tác phẩm kiến trúc;

- Bản hoạ đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.

300.000

- Tác phẩm tạo hình;

- Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

400.000

- Tác phẩm điện ảnh;

- Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.

500.000 
Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính 600.000

7. Hồ sơ cần chuẩn bị:

- Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước của tác giả.

- Bản chính các tác phẩm (Nếu là phần mềm thì 03 đĩa CD/CD ROM lưu phần mềm, và 03 bản giấy in các giao diện chính của phần mềm)

- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Hợp đồng mua bán quyền và văn bản chấp thuận cho việc đăng ký tác phẩm phát sinh.

8. Dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ bản quyền tại HPT Consulting

Bước 1: Quý khách cung cấp thông tin cần bảo hộ cho HPT Consulting để được tư vấn chuyên sâu.

Bước 2: HPT Consulting tiến hành soạn thảo hồ sơ và chuyển khách hàng ký

Bước 3: Thay mặt quý khách, HPT Consulting nộp và theo dõi hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả.

Bước 4: Sau 15 -20 ngày nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng.

HPT Consulting luôn tự hào là công ty cung cấp dịch vụ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp. Trải qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, chúng tôi thêm tự tin cung cấp cho quý khách loại hình dịch vụ chất lượng nhất.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền tác giả, tra cứu bản quyền tác giả, đăng ký bản quyền tác giả logo, quyen tac gia, dang ky quyen tac gia, cách ghi tờ khai đăng ký quyền tác giả, chi phí đăng ký quyền tác giả, điều kiện bảo hộ quyền tác giả

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: