Theo nguyên tắc chung, trong thương mại quốc tế các bên có quyền tự do thỏa thuận nguồn luật để áp dụng. Các nguồn luật đó có thể bao gồm luật quốc gia, các điều ước quốc tế, các tập quán quốc tế hoặc thậm chí là các tiền lệ án. Đặc biệt trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tập quán thương mại đóng vai trò vô cùng quan trọng để các bên xác nhận quyền và nghĩa vụ của mình. Vậy tập quán thương mại là gì, vai trò ra sao và áp dụng như thế nào sẽ được HPT Consulting tư vấn trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Tập quán thương mại quốc tế là gì
3. Áp dụng tập quán thương mại quốc tế
4. Vai trò của tập quán trong thương mại quốc tế
1. Tập quán thương mại quốc tế là gì
Những thói quen thương mại được hình thành lâu đời được xem là tập quán thương mại nếu thỏa mãn 03 yêu cầu sau:
- Là thói quen phổ biến, được nhiều nước áp dụng thường xuyên;
- Về từng vấn đề và ở từng địa phương đó là vấn đề duy nhất;
- Là thói quen mà dựa vào đó người ta có thể xác định được quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
2. Các loại tập quán quốc tế
Thông thường, các tập quán quốc tế chia làm 03 loại sau:
3. Áp dụng tập quán thương mại quốc tế
Tập quán pháp là một trong những nguồn luật bất thành văn hoặc trong một trường hợp được tập hợp và ban hành thành các quy tắc. Đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, tập quán pháp có thể là nguồn luật chính hoặc có thể là nguồn bổ trợ. Trong thương mại quốc tế, tập quán được áp dụng trong trường hợp:
- Hợp đồng thương mại quốc tế quy định;
- Các điều ước quốc tế có liên quan;
- Luật quốc gia do các bên lựa chọn không có quy định hoặc quy định chưa cụ thể.
Tập quán quốc tế chỉ có giá trị bổ sung các điều khoản của hợp đồng. Khi áp dụng cần chú ý để tránh nhầm lẫn hoặc hiểu không thống nhất dẫn đến việc áp dụng sai tập quán quốc tế
4. Vai trò của tập quán trong thương mại quốc tế
- Trong một số trường hợp, Tập quán thương mại quốc tế đóng vai trò là một nguồn luật, cùng với các nguồn luật khác giải quyết các vấn đề phát sinh trong hợp đồng;
- Đóng vai trò bổ trợ, tập quán thương mại quốc tế giúp giải thích, hướng dẫn việc thực hiện các hợp đồng đồng thời bổ sung cho hợp đồng những điều khoản mà các bên không chưa quy định hoặc quy định chưa cụ thể;
- Hình thành nên các quyết định xét xử với ý nghĩa là một loại nguồn phổ biến;
Mặc dù đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên các bên cũng cần cân nhắc khi áp dụng tập quán thương mại quốc tế. Bởi tập quán thương mại quốc tế vô cùng đa dạng, nội dung có thể gây nhầm lẫn, từ đó dẫn đến các bên có thể áp dụng sai khi chưa nghiên cứu kỹ. Để tránh những sai sót khi thực hiện giao kết hợp đồng mang tính thương mại quốc tế, quý khách nên tham khảo những đơn vị tư vấn, những văn phòng luật sư uy tín để đảm bảo hợp đồng của mình được hiểu đúng và tránh những sai sót phát sinh.
#tập quán thương mại quốc tế, #áp dụng tập quán thương mại quốc tế như thế nào, #hợp đồng thương mại quốc tế, #hợp đồng mua bán quốc tế, #mẫu hợp đồng thương mại quốc tế
CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING
Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068.683 - 0935.564.068
- Quy định mới về giải quyết tài chính đất đai trong luật đất đai 2024 (09.04.2024)
- Thay đổi về thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN từ chuyển nhượng Bất động sản mới nhất (11.03.2024)
- Chưa ly hôn nhưng chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn với người khác thì mức phạt như thế nào? (11.03.2024)
- 8 điểm nổi bật của luật đất đai 2024 (26.02.2024)
- Thủ tục nhận lại phương tiện giao thông bị tạm giữ do vi phạm nồng độ cồn (26.02.2024)
- Những điểm mới của Luật căn cước công dân (26.02.2024)
- Nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn (23.11.2023)
- Chồng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn có thể bị phạt tù đến 2 năm (23.11.2023)
- Trình tự, thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính mới nhất (03.11.2023)
- Mất giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì có làm thủ tục ly hôn được không? (30.09.2023)