Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế như sau“ Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Như vậy theo quy định quyền thừa kế bao gồm quyền để lại di sản và quyền nhận di sản thừa kế.
1. Ai là người có quyền để lại di sản thừa kế ?
Thứ nhất, người để lại di sản thừa kế là người có tài sản sau khi chết để lại cho người sống theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Khi còn sống và minh mẫn, người có tài sản có quyền lập di chúc để lại tài sản của mình cho bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào, có thể là có quan hệ thân thích hoặc không thân thích. Trong trường hợp người có tài sản không lập di chúc, thì khi chết tài sản được chia theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, người để lại di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân, không phân biệt bất cứ điều kiện nào, kể cả về độ tuổi, năng lực hành vi dân sự
Lưu ý: Đối với pháp nhân, tổ chức được thành lập hợp pháp, tài sản của pháp nhân tổ chức dùng để duy trì hoạt động của chính mình và không có bất kỳ cá nhân nào có quyền định đoạt tài sản của pháp nhân vào mục đích của riêng mình. Khi tổ chức, pháp nhân không còn hoạt động (giải thể, phá sản…) thì tài sản của pháp nhân, tổ chức được giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Ai là người có quyền nhận di sản thừa kế
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, nếu người chết để lại di chúc và di chúc hợp pháp sẽ chia thừa kế theo di chúc, trong trường hợp người chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật (chia cho những cá nhân thuộc hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015). Theo quy định tại điều 651 BLDS 2015 quy định những người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật bao gồm:
"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau:
a, Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b, Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
c, Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột; cậu ruột; dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắc ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING
Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068.683 - 0935.564.068
- Quy định mới về giải quyết tài chính đất đai trong luật đất đai 2024 (09.04.2024)
- Thay đổi về thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN từ chuyển nhượng Bất động sản mới nhất (11.03.2024)
- Chưa ly hôn nhưng chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn với người khác thì mức phạt như thế nào? (11.03.2024)
- 8 điểm nổi bật của luật đất đai 2024 (26.02.2024)
- Thủ tục nhận lại phương tiện giao thông bị tạm giữ do vi phạm nồng độ cồn (26.02.2024)
- Những điểm mới của Luật căn cước công dân (26.02.2024)
- Nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn (23.11.2023)
- Chồng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn có thể bị phạt tù đến 2 năm (23.11.2023)
- Trình tự, thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính mới nhất (03.11.2023)
- Mất giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì có làm thủ tục ly hôn được không? (30.09.2023)