Quyền thăm nuôi và cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Quyền thăm nuôi và cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Quyền thăm nuôi và cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Quyền thăm nuôi và cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có quyền được chăm sóc và giáo dục từ phía cha mẹ, kể cả trong trường hợp cha mẹ ly hôn, con cái chỉ được sống chung với một trong hai người hoặc sống cùng với những người thân thích khác thì quyền được thăm nuôi, cấp dưỡng của cha mẹ vẫn không bị pháp luật ngăn cản. Vậy quyền thăm nuôi và cấp dưỡng cho con sau ly hôn như thế nào, trong bài viết này, HPT Consulting sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để quý khách được biết.

Mục lục:

1. Quyền cấp dưỡng và thăm nom của cha mẹ cho con sau ly hôn.

2. Mức cấp dưỡng

3. Phương thức cấp dưỡng

4. Hạn chế quyền thăm nom của cha mẹ sau ly hôn

 

1. Quyền cấp dưỡng và thăm nom của cha mẹ cho con sau ly hôn.

Nghĩa vụ cấp dưỡng và thăm nom của cha mẹ đối với con khi ly hôn được quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cụ thể như sau:

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi;

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con;

- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không có ai được cản trở.

2. Mức cấp dưỡng

Theo quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết.

3. Phương thức cấp dưỡng

Cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc của người không trực tiếp nuôi con và phương thức cấp dưỡng do các bên tự thỏa thuận với nhau, có thể hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, nữa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp không thỏa thuận được có quyền yêu cầu Tòa án quyết định phương thức cấp dưỡng.

4. Các trường hợp hạn chế quyền thăm nom của cha mẹ sau ly hôn

Theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, nếu cha mẹ sau ly hôn lạm dụng việc thăm nom để cản trở việc nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu hạn chế quyền nuôi con sau ly hôn. Các trường hợp bị hạn chế quyền thăm nom bao gồm:

- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiệm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡn, giáo dục con;

- Phá tài sản của con;

- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội

Những trường hợp này là những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến con người, đến sự nhận thức, phát triển, giáo dục của con nên người trực tiếp nuôi con, hoặc người thân có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom.

Xem thêm: Thủ tục yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con sau ly hôn

Xem thêm: Thủ tục tư vấn ly hôn

Xem thêm: Ly hôn nhanh - Khó hay dễ

Xem thêm: Nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Xem thêm: Phân biệt tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng

Xem thêm: Quyền nuôi con sau ly hôn

Quyền cấp dưỡng cho con sau ly hôn, quyền thăm con sau ly hôn, tư vấn thủ tục ly hôn, tư vấn ly hôn tại đà nẵng, tư vấn ly hôn tại hồ chí minh, chia tài sản sau ly hôn, quyền nuôi con sau ly hôn, tư vấn thuận tình ly hôn, đơn phương ly hôn, ly hôn nhanh tại đà nẵng, luật sư tư vấn ly hôn tại đà nẵng, dịch vụ ly hôn nhanh tại đà nẵng, luật sư tư vấn ly hôn tại đà nẵng, luật sư tư vấn ly hôn tại quảng nam, tư vấn giành quyền nuôi con, mức cấp dưỡng tối thiểu cho con

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: