Quy định về việc hưởng di sản thừa kế nhà đất của con nuôi

Quy định về việc hưởng di sản thừa kế nhà đất của con nuôi

Quy định về việc hưởng di sản thừa kế nhà đất của con nuôi

Quy định về việc hưởng di sản thừa kế nhà đất của con nuôi

Câu hỏi: Chào Luật sư! Tôi xin được trình bày sự việc như sau: Tôi tên là Hải, hiện đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng và đang ở cùng với cha mẹ nuôi của tôi. Tôi là trẻ mồ côi. Năm 2006, ba mẹ nuôi tiến hành nhận nuôi tôi và có đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ba mẹ nuôi của tôi cũng có một người con gái ruột tên là Hiền, cũng đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Vừa qua, cha mẹ nuôi tôi mất vì gặp tai nạn giao thông nhưng không để lại di chúc thừa kế. Tuy nhiên, khi ba mẹ nuôi của tôi mất, chị Hiền cho rằng tôi chỉ là con nuôi nên không có quyền hưởng di sản thừa kế và bảo tôi dọn ra riêng. Tôi rất buồn và cũng bức xúc vì chuyện này. Liệu rằng tôi có được hưởng di sản thừa kế từ cha mẹ nuôi của tôi hay không? Di sản mà cha mẹ nuôi của tôi để lại là căn biệt thự trị giá 8 tỷ đồng mà tôi cùng chị tôi đang ở tại đường TH, cùng với một mảnh đất rộng 300m2 tại đường Thăng Long và toàn bộ số tiền cha mẹ tôi gửi tại Ngân hàng là 10 tỷ đồng.

Trả lời: Với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được phép trả lời cụ thể như sau:

Thứ nhất, việc bạn được nhận làm con nuôi vào năm 2006 và đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên xét về mặt pháp lý, bạn là con nuôi hợp pháp của cha mẹ bạn theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010: “Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Thứ hai, vấn đề thừa kế của bạn, chúng tôi cho rằng:

Theo quy định tại Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015 cho biết: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”.

Xem thêm: dịch vụ tư vấn luật đất đai, luật nhà ở

Xem thêm: Thủ tục đăng kí bổ sung tài sản gắn với đất vào sổ đỏ

Xem thêm: Chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất thổ cư

Theo đó bạn được thừa kế di sản của cha mẹ nuôi của bạn theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

Tuy nhiên, do cha mẹ bạn bị tai nạn qua đời nhưng không để lại di chúc. Chính vì thế bạn sẽ được hưởng thừa kế theo diện thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

 Dựa trên quy định này thì bạn và chị Hiền là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Cùng với đó, việc hưởng di sản của cha mẹ nuôi của bạn sẽ được chia đều cho cả hai. Cả hai sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Do đó, những di sản sau bao gồm căn biệt thự trị giá 8 tỷ đồng mà bạn cùng chị bạn đang ở tại đường TH, cùng với một mảnh đất rộng 300m2 tại đường Thăng Long và toàn bộ số tiền cha mẹ bạn gửi tại Ngân hàng là 10 tỷ đồng, tất cả sẽ được chia đều cho cả hai.

Bạn hoàn toàn có tư cách cá nhận thừa kế. Do đó, chị Hiền không thể nào cho rằng bạn chỉ là con nuôi nên không có quyền hưởng di sản thừa kế.

Về phía bạn, nếu bạn muốn ra riêng thì bạn có thể thỏa thuận với chị Hiền bạn sẽ nhận phần giá trị tương đương một nửa giá trị của căn biệt thự mà bạn nhận được từ việc hưởng di sản thừa kế theo quy định tại khoản 2 Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015: “Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia”.

Tuy nhiên, nếu bạn không muốn ra riêng và muốn ở chỗ ở hiện tại thì bạn cứ nhận phần tài sản vốn lẽ đương nhiên mà bạn được nhận.. Chị bạn không có quyền không cho bạn được hưởng di sản thừa kế.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của HPT Consulting  mang tới cho bạn. Nếu có gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ cho chúng tôi theo số điện thoại sau hoặc đến trực tiếp công ty theo địa chỉ bên dưới đây:

con nuôi có được hưởng thừa kế không, quyền lợi của con nuôi, con nuôi có được hưởng quyền thừa kế thế vị, con nuôi không đăng ký có được hưởng thừa kế không, luật nhận con nuôi, con nuôi hợp pháp

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: