Quy định về việc bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo từ ngân sách nhà nước

Quy định về việc bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo từ ngân sách nhà nước

Quy định về việc bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo từ ngân sách nhà nước

Quy định về việc bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo từ ngân sách nhà nước

 

Hiện nay, có nhiều trường hợp cán bộ công chức được cử đi học bằng nguồn kinh phí của nhà nước và cam kết về làm việc phục vụ địa phương nhưng sau khi học xong họ lại không trở về làm việc như đã cam kết. Đối với trường hợp này thì người học có phải bồi hoàn lại chi phí đào tạo hay không? Cùng HPT tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

1. Căn cứ pháp lý

- Nghị định 143/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo.

- Thông tư liên tịch số 04/2015/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 10/03/2015 hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24/20/2013 của chính phủ về quy định bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo

2. Chi phí đào tạo sử dụng nguồn ngân sách nhà nước mà người học phải bồi hoàn gồm những chi phí nào?

Theo Điều 5 Nghị định 143/2013/NĐ-CP quy định về chi phí bồi hoàn và cách tính chi phí bồi hoàn như sau:

Chi phí bồi hoàn và cách tính chi phí bồi hoàn

1. Chi phí bồi hoàn bao gồm: Học phí, học bổng và các khoản chi phí khác phục vụ cho khóa học đã được ngân sách nhà nước cấp.

2. Chi phí đào tạo được cấp bao gồm: Học phí, học bổng, sinh hoạt phí và các khoản chi phí khác đã được ngân sách nhà nước cấp cho người học theo chế độ quy định.

3. Cách tính chi phí bồi hoàn:

a) Đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định này, người học phải bồi hoàn 100% chi phí đào tạo được cấp từ ngân sách nhà nước.

b) Đối với người học quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định này thì chi phí bồi hoàn được tính theo công thức sau:

S = (F / T1) x (T1 - T2)

Trong đó:

- S là chi phí bồi hoàn;

- F là chi phí đào tạo được cấp;

- T1 là thời gian làm việc theo sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được tính bằng số tháng làm tròn;

- T2 là thời gian đã làm việc sau khi được điều động được tính bằng số tháng làm tròn.

C, Trường hợp người học chưa chấp hành đủ thời gian làm việc theo quy định, thời gian làm việc chỉ được tính tròn tháng nếu số ngày làm việc trong tháng từ 15 ngày trở lên.

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi đào tạo đại học trong thời gian 48 tháng, chi phí đào tạo được cấp từ ngân sách nhà nước là 60 triệu đồng. Thời gian phải chấp hành sự điều động làm việc sau khi hoàn thành khóa học của anh A là 96 tháng. Sau khi tốt nghiệp, anh A đã chấp hành sự điều động làm việc được 47 tháng 16 ngày, sau đó anh A tự ý bỏ việc. Theo nguyên tắc làm tròn tháng, thời gian anh A đã chấp hành sự điều động làm việc được làm tròn thành 48 tháng. Chi phí mà anh A phải bồi hoàn là:

S = (60000000 đ/96 tháng) x (96 tháng – 48 tháng) = 30.000.000 đ

Theo quy định trên, chi phí bồi hoàn bao gồm: Học phí, học bổng và các khoản chi phí khác phục vụ cho khóa học đã được ngân sách nhà nước cấp.

Và cách tính chi phí bồi hoàn được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 5 nêu trên.

3. Đơn vị quyết định việc bồi hoàn chi phí đào tạo

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 143/2013/NĐ-CP về thẩm quyền quyết định việc bồi hoàn chi phí đào tạo như sau:

Thẩm quyền quyết định việc bồi hoàn chi phí đào tạo

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học và cấp chi phí đào tạo từ ngân sách nhà nước quyết định việc bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người học vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định này.

2. Thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động quyết định việc bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người học vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.

Như vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học và cấp chi phí đào tạo từ ngân sách nhà nước quyết định việc bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người học có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 3 trên.

Và thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động quyết định việc bồi hoàn chi phí đào tạo đối với người học vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 3 nêu trên.

4. Việc trả và thu hồi chi phí bồi hoàn được thực hiện theo quy trình thế nào?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 143/2013/NĐ-CP quy định về trả và thu hồi chi phí bồi hoàn như sau:

Trả và thu hồi chi phí bồi hoàn

1. Chậm nhất trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người học hoặc gia đình người học ở Việt Nam có trách nhiệm nộp trả đầy đủ khoản tiền phải bồi hoàn.

2. Chi phí bồi hoàn được nộp vào ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và theo quy định của Luật ngân sách nhà nước về quản lý khoản thu hồi nộp ngân sách.

3. Trường hợp người học hoặc gia đình người học ở Việt Nam không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bồi hoàn có quyền khởi kiện theo quy định pháp luật.

4. Trường hợp người học hoặc gia đình người học ở Việt Nam chậm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn theo thời hạn thì phải chịu lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định đối với khoản tiền chậm bồi hoàn. Nếu Ngân hàng Nhà nước không quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn thì người học hoặc gia đình người học ở Việt Nam phải chịu lãi suất áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn.

Như vậy, chậm nhất trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người học hoặc gia đình người học ở Việt Nam có trách nhiệm nộp trả đầy đủ khoản tiền phải bồi hoàn.

Chi phí bồi hoàn được nộp vào ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và theo quy định của Luật ngân sách nhà nước về quản lý khoản thu hồi nộp ngân sách.

Trường hợp người học hoặc gia đình người học ở Việt Nam không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bồi hoàn có quyền khởi kiện theo quy định pháp luật.

Trường hợp người học hoặc gia đình người học ở Việt Nam chậm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn theo thời hạn thì phải chịu lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định đối với khoản tiền chậm bồi hoàn.

Trên đây là những nội dung về việc bồi hoàn chi phí đào tạo đối với đối tượng được của đi học theo nguồn ngân sách của nhà nước mà không thực hiện đúng cam kết. Nếu có thắc mắc gì, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

bồi hoàn chi phí đào tạo, quy định về bồi hoàn chi phí đào tạo, bồi thường chi phí đào tạo, đối tượng bồi hoàn chi phí đào tạobồi hoàn chi phí đào tạo như thế nào, cách tính bồi hoàn chi phí đào tạo

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: