Tạm đình chỉ công việc là các biện pháp đối với người lao động trong một số trường hợp được quy định trong bộ luật lao động 2019, Vậy trong các trường hợp tạm đình chỉ công việc thì các quyền lợi trong thời gian tạm đình chỉ công việc của người lao động quy định như thế? Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu các thông tin chi tiết về vấn đề này.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Bộ Luật Lao Động 2019.
- Nghị định 28/2020/NĐ-CP: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Nghị định 145/2020/NĐ-CP: Hướng dẫn bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
1. Tạm đình chỉ công việc là gì?
Tạm đình chỉ công việc là buộc người lao động phải ngừng việc tạm thời để điều tra, xác minh những vụ vi phạm kỉ luật lao động phức tạp mà người lao động đó là đương sự, do người sử dụng lao động áp dụng theo quy định của pháp Luật.
2. Pháp luật quy định về việc tạm đình chỉ công việc của người lao động.
Theo quy định tại Điều 128, Bộ luật lao động 2019 quy định về tạm đình chỉ công việc như sau:
“Điều 128. Tạm đình chỉ công việc
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.”
Theo đó thì Tạm đình chỉ công việc là việc người sử dụng lao động buộc người lao động tạm dừng việc thực hiện công việc trong một khoảng thời gian theo quy định về việc Tạm đình chỉ công việc không phải là một hình thức kỉ luật và cũng không phải là một thủ tục bắt buộc trong trình tự, thủ tục xử lí kỉ luật theo quy định của pháp luật
Đối với Người sử dụng lao động có thể áp dụng biện pháp Tạm đình chỉ công việc trong một số trường hợp nhất định trước khi xử lí kỉ luật người lao động nhằm các mục đích cụ thể như để có thời gian điều tra xác minh hành vi vi phạm kỉ luật của người lao động. theo đó thì thông thường đối với những vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp và nếu trong trường hợp xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh thì đối với phía người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động theo quy định của pháp luật nhưng phải thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động (nếu có).
Đối với thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công việc của người lao động thuộc quyền của người sử dụng lao động, nhưng do người lao động bị tạm đình chỉ công việc đồng nghĩa với việc không được đi làm, không có tiền lương để bảo đảm đời sống bản thân và gia đình, do đó nên căn cứ vào Điều 128 BLLĐ 2019 đã quy định cụ thể về thời hạn và thực hiện các thủ tục tạm đình chỉ công việc đối với người lao động và quyền lợi của người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc. với các Mục đích của quy định này không chỉ bảo đảm quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động mà còn bảo đảm quyền lợi của người lao động.
Lưu ý: Việc tạm đình chỉ công việc không phải là một hình thức kỉ luật và cũng không phải là một thủ tục bắt buộc trong trình tự, thủ tục xử lí kỉ luật theo quy định của pháp luật
3. Trường hợp nào được tạm đình chỉ công việc?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 128 Bộ luật lao động 2019 quy định:
“1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.”
Theo đó, trong trường hợp xảy ra vi phạm có tình tiết phức tạp, xét thấy nếu để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.
Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Đối với việc tạm đình chỉ công việc của người lao động hướng đến mục đích cụ thể đó là nhằm tạo điều kiện điều tra, và cách xác minh sự việc nhanh chóng, xác minh chính xác để làm căn cứ cho việc xử lý kỷ luật lao động hay để bồi thường thiệt hại vật chất được đúng đắn, tạo ra sự công bằng và bảo đảm tăng cường kỷ luật lao động trong đơn vị theo đúng quy định của pháp luật.
4. Thời gian tạm đình chỉ công việc đối với người lao động là bao lâu?
Theo quy định tại khoản 2, Điều 128 Bộ luật lao động 2019 quy định về thời hạn tạm đình chỉ công việc như sau:
“2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.”
Đối với Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. và sau khi Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc theo quy định. Do đó việc tạm đình chỉ công việc đối với người lao động chỉ mang tính chất tạm thời.
Tuy nhiên cần phải lưu ý đối với người sử dụng lao động có thể bị xử phạt hành chính nếu sau thời hạn trên mà người sử dụng lao động không nhận lại người lao động làm việc, cụ thể căn cứ theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 18, Nghị định 28/2020/NĐ-CP:
“Điều 18. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
đ) Tạm đình chỉ công việc đối với người lao động không đúng quy định của pháp luật.”
Tiếp theo căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt như sau:
“1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.” Do đó người sử dụng lao động cần lưu ý để tránh việc bị xử phạt
5. Các quyền lợi trong thời gian tạm đình chỉ công việc của người lao động?
Căn cứ theo quy định tại Điều 128 Bộ Luật lao động 2019 quy định về tạm đình chỉ công việc như sau:
“Điều 128. Tạm đình chỉ công việc
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.”
+ Trong thời gian bị tạm đình chỉ, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
+ Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng (Khoản 3, Điều 128 Bộ luật lao động 2019)
+ Người lao động được trả đủ tiền lương từ người sử dụng lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc nếu như không bị xử lý kỷ luật lao động.( Khoản 4, Điều 128, Bộ luật lao động 2019)
+ Người bị tạm đình chỉ công việc nếu thấy không thoả đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.
Tạm đình chỉ công việc, nghỉ việc không lương, quyền lợi trong thời gian tạm đình chỉ công việc, bị đình chỉ công việc nếu vi phạm điều gì?,
CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING
Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068.683 - 0935.564.068
- Chưa đăng ký hồ sơ thương nhân thì có được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không? (19.03.2024)
- Trình tự, thủ tục chấm dứt dự án đầu tư tại Việt Nam (26.02.2024)
- Doanh nghiệp nợ bảo hiểm, thẻ BHYT có còn hiệu lực không? (13.10.2023)
- Quy định về mức hưởng chế độ tai nạn lao động năm 2023 (29.07.2023)
- Người lao động phải làm gì khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội? (29.07.2023)
- Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài (22.07.2023)
- Tranh chấp lao động và nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động (20.07.2023)
- Trợ cấp mất việc, điều kiện hưởng trợ cấp mất việc (20.07.2023)
- Trợ cấp thôi việc là gì? Điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc (20.07.2023)
- Quyền lợi, thủ tục và điều kiện được hưởng BHYT 05 năm liên tục mới nhất 2023 (30.06.2023)