Quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam

Quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam

Quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam

Quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam

1. Căn cứ pháp lý

- Biểu cam kết dịch vụ WTO

- Luật Đầu tư năm 2020;

- Luật doanh nghiệp năm 2020;

- Luật giáo dục năm 2019

- Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 Quy định định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật Đầu tư 2020;

- Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BGDĐT Quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

2. Điều kiện pháp lý về thủ tục đầu tư

Tại biểu cam kết dịch vụ WTO thì dịch vụ giáo dục (CPC 922-924, CPC 929) chưa cam kết về cung cấp qua biên giới và không hạn chế tiêu dùng ở nước ngoài. Về sự hiện diện thương mại không hạn chế, ngoại trừ: “kể từ ngày gia nhập, chỉ cho phép thành lập liên doanh. Cho phép phía nước ngoài sở hữu đa số vốn trong liên doanh. Kể từ ngày 1/1/2009 sẽ cho phép thành lập cơ sở đào tạo 100% vốn đầu tư nước ngoài. Sau 3 năm kể từ ngày gia nhập: không hạn chế” đối với giáo dục bậc cao, giáo dục cho người lớn và dịch vụ giáo dục khác.

Theo quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 thì một số ngành nghề liên quan đến lĩnh vực giáo dục thuộc loại hình đầu tư kinh doanh có điều kiện như: Hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục thường xuyên, hoạt động của trường chuyên biệt; hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài.

Quy định cụ thể đối với điều kiện thành lập từng loại hình cơ sở giáo dục sẽ khác nhau nên nhà đầu tư cần tìm hiểu điều kiện đối với từng loại hình thành lập cơ sở dựa trên quy định của Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BGDĐT Quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

3. Hình thức đầu tư vào dịch vụ giáo dục tại Việt Nam

- Liên kết giáo dục, đào tạo;

- Thành lập văn phòng đại diện;

- Thành lập phân hiệu;

- Thành lập cơ sở giáo dục;

- Các hình thức hợp tác, đầu tư khác.

Khi nhà đầu tư nước ngoài hợp tác về giáo dục với Việt Nam phải bảo đảm giáo dục người học về nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân; tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc; thực hiện mục tiêu giáo dục, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với mỗi cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân; hoạt động giáo dục phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Ưu đãi đầu tư

Các hoạt động đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng của các cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập ở các bậc học: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đều thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2020 và Phụ lục II Nghị định 31/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Luật đầu tư.

Các hình thức ưu đãi bao gồm:

- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

- Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;

- Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.

Xem thêm: Chính sách ưu đãi đầu tư theo luật đầu tư 2020

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài

5. Hồ sơ đăng ký đầu tư trong lĩnh vực giáo dục

Để có thể thực hiện hoạt động giáo dục tại Việt Nam nhà đầu tư cần thực thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hồ sơ gồm:

+ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

+ Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu, quy mô và vốn đầu tư, phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án;

+ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư

+ Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

+ Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có);

Nhà nước luôn khuyến khích thúc đẩy hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Đồng thời đưa ra nhiều điều kiện đầu tư để đảm bảo nền giáo dục được phát triển trong mọi trường hội nhập Quốc tế và không mất đi nhưng giá trị đạo đức, tri thức, văn hóa vốn có đất nước.

đầu tư mảng giáo dục ở Việt Nam, nhà đầu tư mảng giáo dục có được ưu đãi gì, mức ưu đãi với ngành nghề giáo dục, hồ sơ đăng ký đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, các hình thức đầu tư ở Việt nam

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: