Phân biệt Hợp nhất và Sáp nhập doanh nghiệp

Phân biệt Hợp nhất và Sáp nhập doanh nghiệp

Phân biệt Hợp nhất và Sáp nhập doanh nghiệp

Phân biệt Hợp nhất và Sáp nhập doanh nghiệp

    Khái niệm Hợp nhất doanh nghiệp và Sáp nhập doanh nghiệp không phải là thuật ngữ mới, tuy nhiên có rất nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Vậy hiểu như thế nào cho đúng, HPT Consulting xin đưa ra những tiêu chí để doanh nghiệp dễ phân biệt.

Tiêu chí phân biệt

Hợp nhất doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp

Khái niệm

Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2014 thì Hợp nhất doanh nghiệp là việc nhiều công ty hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất

 

Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014 thì sáp nhập doanh nghiệp là việc nhiều công ty sáp nhập vào một công ty khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị sáp nhập

 

Chủ thể

  • Công ty bị hợp nhất

  • Công ty được hợp nhất

  • Công ty bị sáp nhập

  • Công ty nhận sáp nhập

Bản chất

Góp chung tài sản quyền, nghĩa vụ và lợi ích để thành lập công ty mới

Chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cho công ty nhận sáp nhập

Hậu quả pháp lý

Tạo ra một công ty mới - công ty được hợp nhất và chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất

Chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị sáp nhập và giữ nguyên sự tồn tại của công ty nhận sáp nhập

Thủ tục hợp nhất/sáp nhập

Bước 1: Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất

Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất.

Bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty hợp nhất

Bước 3: Gửi hợp đồng hợp nhất cho chủ nợ và thông báo cho người lao động về (trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua)

Bước 1: Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập

Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập

Bước 3: Gửi hợp đồng sáp nhập tới các chủ nợ và thông báo cho người lao động (trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua)

Đăng ký doanh nghiệp

Công ty được hợp nhất tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp kèm theo hồ sơ:

- Hợp đồng hợp nhất;

- Nghị quyết và biên bản họp thông qua Hợp đồng hợp nhất

Công ty nhận sáp nhập tiến hành đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Trách nhiệm pháp lý của công ty được hợp nhất hoặc sáp nhập

Công ty hợp nhất hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất

Các công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của mình sang cho công ty nhận sáp nhập

Trên đây là nội dung tư vấn của HPT Consulting, trường hợp cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ với để được giải đáp.

hop nhat doanh nghiep, sap nhap doanh nghiep, hop nhat, sap nhat, Luat doanh nghiep 2014, doanh nghiep, sap nhap doanh nghiep tai Da nang

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: