Nếu vợ không sinh được con trai có được phép ly hôn ?

Nếu vợ không sinh được con trai có được phép ly hôn ?

Nếu vợ không sinh được con trai có được phép ly hôn ?

Nếu vợ không sinh được con trai có được phép ly hôn ?

Hiện nay việc kết hôn và sinh con là chuyện tất yếu trong một cuộc sống hôn nhân, đã là con chung của vợ chồng thì con trai hay con gái cũng vẫn yêu thương, quan tâm và chăm sóc như nhau. Tuy nhiên vẫn có một số người chồng hay gia đình nhà chồng bắt vợ phải sinh bằng được con trai, nếu không sinh được con trai thì sẽ ly hôn, việc áp dụng tư tưởng này vào thời điểm hiện tại lại dễ gây tranh cãi vì không phù hợp với quan điểm sống của nhiều người, đặc biệt những người phụ nữ hiện đại. Vì quan điểm này sẽ khiến người ta cho rằng đang cổ súy việc trọng nam khinh nữ. Hay như trong thời gian gần đây trong một show hẹn hò, một chàng trai đã bày tỏ quan điểm của mình rằng nếu vợ mà không sinh được con trai sẽ ly hôn. Như vậy trong trường hợp vợ không sinh được “ con trai” thì đó có phải là căn cứ để ly hôn hay không ? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.

- Hiếp pháp 2013

- Luật hôn nhân và gia đình 2014

- Luật bình đẳng giới 2006

- Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

- Nghị định 55/2009/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới.

1. Ly hôn là gì ?

Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

 “14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”

Theo đó có thể hiểu đơn giản ly hôn là khi có bản án hoặc quyết định của toà án thì quan hệ hôn nhân chấm dứt, cả hai bên không còn các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân với nhau.

2. Không sinh được con trai có được ly hôn không ?

* Quyền yêu cầu ly hôn.

Theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu ly hôn như sau:

“ Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Do đó từ quy định trên vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng đều có quyền yêu cầu ly hôn, ngoài ra còn có cha, mẹ, người thân thích của vợ chồng. Như vậy có thể thấy khi mà vợ không sinh được con trai dẫn đến xảy ra mẫu thuẩn giữa vợ chồng, không thể sống chung được nữa thì cả hai vợ chồng có thể thuận tình ly hôn, yêu cầu toà án giải quyết ly hôn cho vợ, chồng.

Ngoài ra vợ, chồng có thể ly hôn đơn phương theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014

 “Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Theo quy định trên có thể thấy nếu người vợ vì sinh con trai không được dẫn đến tình trạng hôn nhân trầm trọng, cuộc sống hôn nhân không thể tiếp tục, nếu người chồng vì vợ sinh không được con trai mà có các dấu hiệu như có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của chồng, không có sự tôn trọng, giúp đỡ nhau, không tạo điều kiện cho cả hai cùng phát triển về mọi mặt. Thì người vợ có thể ly hôn đơn phương

3. Một số quy định của pháp luật về bình đẳng giới và cưỡng ép ly hôn

Đối với pháp luật về bình đẳng giới, quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp năm 2013 quy định tại Điều 15 và Điều 16 Hiếp pháp 2013 như sau:

 “ Điều 15.

1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 16.

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.”

Ngoài ra Điều 26 Hiếp pháp 2013 cũng quy định rất rõ về việc này:

 “1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.”

Xem thêm: Tư vấn thủ tục ly hôn

Xem thêm: Quyền nuôi con sau ly hôn

Xem thêm: Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Đối chiếu với quy định tại Điều 18 Luật bình đẳng giới 2006

Điều 18. Bình đẳng giới trong gia đình

“1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.”

Như vậy có thể thấy cả Hiến pháp 2013 và Luật bình đẳng giới 2006 đã quy định rõ mọi công dân từ nam hay nữ điều bình đẳng như nhau, không được phân biệt về giới. Cho nên nếu chồng bắt ép vợ phải sinh con trai có thể đã vi phạm pháp luật.

Tiếp đó Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định về quan hệ vợ chồng, cụ thể tại Điều 17 và Điều 19 quy định quyền bình đẳng và tình nghĩa vợ chồng.

“ Điều 17. Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng

Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.

Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng

1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.”

Do đó vợ chồng bình đằng về quyền và nghĩa vụ, vợ chồng, yêu thương, tôn trọng, cùng nhau chia sẻ công việc trong gia đình. Trong khi đó nếu vợ bị chồng bắt ép phải sinh con trai thì người chồng đã không tôn trọng người vợ, không chia sẻ cùng vợ.

Như vậy có thể thấy rằng nếu như người chồng ép người vợ phải sinh con trai nếu không sinh được con trai thì sẽ ly hôn thì đây là hành vi cưỡng ép ly hôn, là một trong những hành vi bị cấm tại luật hôn nhân và gia đình 2014. Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì cưỡng ép ly hôn được hiểu như sau:

“9. Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ.”

Việc cưỡng ép ly hôn bắt vợ phải ly hôn của chồng trong khi họ mong muốn duy trì quan hệ hôn nhân. Được thể hiện dưới các hành vi như nhục mạ, hành hạ về thể xác hay tinh thần cho vợ, đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, tài sản cho bản thân người vợ, làm cho người vợ phải ly hôn khi họ mong muốn duy trì mối quan hệ.

Do đó nếu người chồng dùng những từ ngữ mang tính xúc phạm, đe doạ ảnh hưởng tâm lý của người vợ thì có thể bị xử phạt hành chính, cụ thể căn cứ theo Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn; hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ:

 “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.

2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.”

Như vậy, nếu chồng và gia đình nhà chồng cưỡng ép, ép buộc người vợ phải sinh con trai nếu sinh không được con trai thì sẽ ly hôn, cản trở mối quan hệ vợ chồng quan hệ hôn nhân tự nguyện tiến bộ của người vợ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần thì có thể bị xử phạt hành chính bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Ngoài ra việc trọng nam khinh nữ trong hôn nhân gia đình được xem như hành vi vi phạm về bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình và bị xử phạt như sau: Căn cứ tại Điều 13 Nghị Định 55/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới thì có thể bị phạt từ thấp nhất là 200.000 đồng đến cao nhất là 3.000.000 đồng.

Tuy nhiên chưa dừng lại ở đó, trong trường hợp, nếu người chồng và ép người vợ sinh con trai, mà người vợ không sinh được sẽ ly hôn còn sử dụng vũ lực gây thương tích cho người vợ thì có thể bị truy cứu thêm về tội Cố ý gây thường tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Có được ly hôn nếu không sinh được con trai, không sinh được con trai có được phép ly hôn, những trường hợp không được phép ly hôn, muốn ly hôn nhưng thương con, mức phạt khi bạo hành vợ, mức phạt khi ép vợ sinh con trai

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: