LỊCH NGHỈ PHÉP NĂM DO AI QUY ĐỊNH? QUYỀN LỢI NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN BIẾT

LỊCH NGHỈ PHÉP NĂM DO AI QUY ĐỊNH? QUYỀN LỢI NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN BIẾT

LỊCH NGHỈ PHÉP NĂM DO AI QUY ĐỊNH? QUYỀN LỢI NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN BIẾT

Lịch nghỉ phép năm do ai quy định? Quyền lợi người lao động cần biết

Các vấn đề liên quan đến lịch nghỉ phép năm của người lao động luôn là một trong những vấn đề được quan tâm. Tuy nhiên, không phải bất kỳ người lao động nào cũng hiểu hết về quyền lợi và các vấn đề liên quan đến chế độ nghỉ phép năm. Chẳng hạn như lịch nghỉ phép năm do ai quy định, được nghỉ phép bao nhiêu ngày… Hãy cùng HPT Consulting tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

1. Căn cứ pháp lý

- Bộ luật lao động 2019

- Nghị định 145/2020/NĐ-CP: Hướng dẫn bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

- Nghị định 28/2020/NĐ-CP: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

2. Nghỉ phép năm là gì ?

Nghỉ phép năm hay còn được gọi là số ngày nghỉ hàng năm là những quyền lợi cơ bản mà người lao động được hưởng trong một năm khi làm việc cho cho một doanh nghiệp, hay tổ chức nào. Tùy vào quy định của mỗi doanh nghiệp, tính chất công việc mà người lao động sẽ được hưởng chế độ nghỉ phép năm khác nhau. Số ngày nghỉ phép năm có thể là 12, 14 hoặc 16 ngày trong vòng 1 năm. Còn trong trường hợp, người lao động chưa đủ 1 năm làm việc thì vẫn được hưởng chế độ nghỉ phép năm theo mỗi tháng làm việc tương ứng với 01 ngày nghỉ phép cộng thêm.

Xem thêm: Quy định về tạm đình chỉ công việc theo pháp luật lao động hiện nay

Xem thêm: Trong thời gian nghỉ thai sản, người lao động hết thời hạn hợp đồng có được tiếp tục ký hợp đồng lao động tiếp?

3. Số ngày nghỉ phép năm theo luật mà người lao động được nghỉ

Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định về số ngày nghỉ phép hằng năm của người lao động như sau:

“1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

   a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

   b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

   c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

   2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.”

Theo đó, tùy trường hợp, tính chất công việc cụ thể mà người lao động làm đủ năm sẽ được nghỉ phép từ 12 - 16 ngày làm việc.

Trường hợp nếu làm chưa đủ năm thì sẽ chia tỷ lệ số ngày phép và tính theo số tháng làm việc, Căn cứ vào Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

Tính số ngày nghỉ phép năm bằng cách lấy số ngày nghỉ hằng năm chia cho 12 tháng rồi nhân với số tháng đã làm việc thực tế trong năm. Ví dụ như: Chị C làm việc ở công ty Y trong điều kiện bình thường, chị C làm việc được 08 tháng. Như vậy, số ngày phép năm của chị C= (12 ngày : 12) x 8 tháng = 8 ngày.

Tiếp tục căn cứ theo Điều 114 Bộ luật này, nếu làm việc đủ 05 năm cho một người sử dụng, người lao động còn được tăng thêm 01 ngày phép/năm.

4. Nghỉ phép hằng năm do doanh nghiệp quy định hay người lao động tự chọn?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ:

“Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.”

Như vậy, theo quy định trên thì lịch nghỉ phép năm sẽ do người sử dụng lao động hay doanh nghiệp quy định. Dù vậy, trước khi quy định lịch nghỉ phép, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết.

 Điều này giúp hài hòa về quyền lợi giữa người lao động và phía người sử dụng lao động. Người lao động vẫn được nghỉ mà người sử dụng lao động có thể điều chỉnh nhân sự để không ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh.

5. Doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính nếu không cho người lao động nghỉ phép năm.

Nếu không để người lao động nghỉ phép theo quy định, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:

“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.”

Như vậy, nếu không cho người lao động nghỉ phép theo quy định, doanh nghiệp có thể bị phạt từ  10 triệu đến 20 triệu đồng.

lịch nghỉ phép, lịch nghỉ phép năm, người lao động, số ngày nghỉ phép, xử phạt hành chính khi không cho người lao động nghỉ phép, người lao động được nghỉ phép, nghỉ phép, số ngày nghỉ phép, nghỉ phép là gì, lich nghi phep, lich nghi phep nam, nguoi lao dong, so ngay nghi phep, nghi phep, nguoi lao dong nghi phep, nghiphep, lichnghiphep, lichnghipheonam

 

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: