LẬP DI CHÚC ĐỂ LẠI NHÀ NHƯNG KHÔNG CHO BÁN THÌ CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
Hiện nay, việc để lại thừa kế tài sản đặc biệt là nhà là chuyện xảy ra rất thường xuyên và pháp luật thừa nhận và bảo hộ quyền lập di chúc của người để lại tài sản. Tuy nhiên, nội dung di chúc phải tuân thủ các điều kiện pháp luật thì mới có giá trị pháp lý. Vậy, di chúc được lập với nội dung để lại tài sản thừa kế là nhà đất với điều kiện được ở những không được bán liệu có đúng? Hãy cùng HPT Consulting chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Bộ luật dân sự 2015
Luật hôn nhân và gia đình 2014.
1. Di chúc là gì ?
Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc được định nghĩa như sau:
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Với quy định trên, di chúc phải có các yếu tố sau: Thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của bất cứ chủ thể nào khác. Mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản là di sản của mình cho người khác. Chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết.
Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, do đó di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau:
“Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”
2. Di chúc để lại nhà đất với điều kiện được ở nhưng không được bán có hợp pháp không ?
Một di chúc đáp ứng đủ các yếu tố nêu trên và có nội dung để lại nhà đất với điều kiện được ở nhưng không được bán thì có thể được thực hiện theo 02 trường hợp sau đây:
* Trường hợp 1: Dùng căn nhà làm di sản dùng vào việc thờ cúng.
Trong di chúc mà người để lại di sản nêu rõ căn nhà được dùng vào việc thờ cúng và chỉ định là người quản lý thì căn nhà này không được chuyển nhượng căn nhà là di sản thờ cúng này.Theo khoản 3 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền “dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng”. Như vậy, pháp luật cho phép một người dùng phần tài sản của mình làm di sản thờ cúng.
Tiếp theo căn cứ tại khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.”
Như vậy, nếu không muốn việc chuyển nhượng căn nhà, trong di chúc người để lại di sản cần nêu rõ việc dùng căn nhà này để thờ cúng và giao cho người thừa kế quản lý. Theo đó, căn nhà là di sản dùng vào việc thờ cúng này không thể phân chia, người thừa kế được chỉ định quản lý căn nhà cũng không có quyền định đoạt. Nếu không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì căn nhà đó sẽ cho người khác quản lý để thờ cúng.
* Trường hợp 2: Người để lại di sản viết nguyện vọng không được chuyển nhượng căn nhà vào di chúc.
Theo khoản 4 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền “giao nghĩa vụ cho người thừa kế”. Như vậy, nghĩa vụ của người thừa kế được giao trong trường hợp này là không được chuyển nhượng căn nhà.
Về cách này thì sẽ rất khó để kiểm soát việc người thừa kế có thực hiện theo đúng ý nguyện của người để lại di sản. Bởi theo quy định của pháp luật, người thừa kế có quyền làm thủ tục để đăng ký sang tên quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở mà họ được nhận theo di chúc. Khi đã trở thành chủ sở hữu căn nhà, họ sẽ có toàn quyền của sở hữu theo quy định của pháp luật, bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Việc bán hay không bán khối tài sản lúc này không chịu một yếu tố ràng buộc nào cả.
Do đó, để đảm bảo việc mua bán căn nhà là di sản không được diễn ra, trong di chúc cần nêu rõ nhà đất để lại sẽ được dùng vào việc thờ cúng như trường hợp 1 và giao nhà đất này cho người thừa kế quản lý.
lap di chuc, lap di chuc tai da nang, lập di chúc ở đà nẵng, lập di chúc tại nhà, dịch vụ lập di chúc tại nhà, lập di chúc để lại nhà ở, chia nhà ở theo di chúc
CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING
Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068.683 - 0935.564.068
- Quy định mới về giải quyết tài chính đất đai trong luật đất đai 2024 (09.04.2024)
- Thay đổi về thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN từ chuyển nhượng Bất động sản mới nhất (11.03.2024)
- Chưa ly hôn nhưng chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn với người khác thì mức phạt như thế nào? (11.03.2024)
- 8 điểm nổi bật của luật đất đai 2024 (26.02.2024)
- Thủ tục nhận lại phương tiện giao thông bị tạm giữ do vi phạm nồng độ cồn (26.02.2024)
- Những điểm mới của Luật căn cước công dân (26.02.2024)
- Nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn (23.11.2023)
- Chồng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn có thể bị phạt tù đến 2 năm (23.11.2023)
- Trình tự, thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính mới nhất (03.11.2023)
- Mất giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì có làm thủ tục ly hôn được không? (30.09.2023)