Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, ngày càng có nhiều người lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc. Để đảm bảo tuân thủ pháp luật và duy trì môi trường làm việc lành mạnh, người lao động nước ngoài không chỉ có quyền lợi mà còn phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm theo quy định. Việc hiểu rõ các nghĩa vụ này giúp người lao động làm việc hợp pháp, đồng thời tránh vi phạm pháp luật Việt Nam.
1. Trách nhiệm của người lao động nước ngoài
Điều 153 Bộ luật lao động 2019 quy định về trách nhiệm của người lao động nước ngoài như sau:
- Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Như vậy, trách nhiệm của người lao động nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam bao gồm xin cấp và sử dụng giấy phép lao động hợp lệ (trừ trường hợp thuộc diện miễn cấp giấy phép lao động), xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu không có giấy phép lao động, người lao động có thể bị xử phạt từ 15.000.000 – 25.000.000 VNĐ và bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất khỏi Việt Nam.
Xem thêm: Dịch vụ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
Xem thêm: Các đối tượng được miễn giấy phép lao động tại Việt Nam
Xem thêm: Gia hạn giấy phép lao động phí bao nhiêu?
2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động nước ngoài
Ngoài trách nhiệm của người lao động nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam, Điều 153 Bộ luật lao động 2019 còn quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động nước ngoài. Cụ thể, người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Nghị định 12/2022/NĐ-CP nêu rõ, người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động, hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000-75.000.000 VNĐ và bị đình chỉ hoạt động tuyển dụng lao động nước ngoài.
người lao động nước ngoài, trách nhiệm người lao động nước ngoài, giấy phép lao động, hợp đồng lao động, quy định lao động nước ngoài, luật lao động Việt Nam, thủ tục cấp giấy phép lao động, Bộ luật lao động 2019, tuân thủ pháp luật lao động, điều kiện làm việc của lao động nước ngoài.
CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING
Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068.683 - 0935.564.068
- Visa thăm thân Việt Nam có thời hạn bao lâu? (03.04.2025)
- Hướng dẫn thủ tục cấp thẻ tạm trú thăm thân cho người nước ngoài tại Việt Nam (03.04.2025)
- Dịch vụ tư vấn hợp pháp hóa hồ sơ, giấy tờ Trung Quốc (03.04.2025)
- Dịch vụ tư vấn hợp pháp hóa lãnh sự hồ sơ, giấy tờ Hàn Quốc (03.04.2025)
- Lợi ích khi bảo hộ quyền tác giả nhãn sản phẩm (03.04.2025)
- Dịch vụ xin EVISA Việt Nam nhanh (29.03.2025)
- Dịch vụ xin visa Thái Lan cho người nước ngoài tại Việt Nam (29.03.2025)
- Dịch vụ xin visa Campuchia cho người nước ngoài ở Việt Nam (29.03.2025)
- Dịch vụ xin visa Lào cho người nước ngoài tại Việt Nam (29.03.2025)
- Điều kiện, quy trình cấp lại giấy phép lao động (20.03.2025)