Hợp đồng thử việc? Pháp luật Việt Nam quy định về Hợp đồng thử việc như thế nào?

Hợp đồng thử việc? Pháp luật Việt Nam quy định về Hợp đồng thử việc như thế nào?

Hợp đồng thử việc? Pháp luật Việt Nam quy định về Hợp đồng thử việc như thế nào?

Hợp đồng thử việc? Pháp luật Việt Nam quy định về Hợp đồng thử việc như thế nào?

Hợp đồng thử việc là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm thử, thời gian thử việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong thời gian đó. Sau đây, HPT Consulting sẽ tư vấn về các quy định của pháp luật liên quan đến Hợp đồng thử việc.

Mục lục:

1. Khái niệm về Hợp đồng thử việc

2. Thời gian thử việc

3. Tiền lương trong khi thử việc

4. Kết thúc thời gian thử việc

 

1. Khái niệm về Hợp đồng thử việc:

Theo quy định tại Điều 26 Bộ Luật lao động thì Thử việc là: “ Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc, nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc”. Theo đó, hình thức của Hợp đồng thử việc bằng miệng hoặc văn bản.

2. Thời gian thử việc:

Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kĩ thuật cao và không quá 30 ngày đối với lao động khác. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc làm thử. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng mà không phải báo trước, không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. Hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động vào làm việc chính thức như đã thỏa thuận.

3. Tiền lương trong thời gian thử việc:

Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 quy định thử việc vẫn được trả lương, cụ thể: "Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó..."

4. Kết thúc thời gian thử việc:

Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 thì sau khi kết thúc thời gian thử việc.

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

Trên đây là nội dung tư vấn của HPT Consulting liên quan đến Hợp đồng thử việc, trường hợp cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ để được giải đáp.

hop dong thu viec, noi dung hop dong thu viec, thoi gian thu viec, tien luong trong khi thu viec

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: