Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và EU về thực thi Luật Lâm Nghiệp, Quản trị rừng và thương mại Lâm Sản có hiệu lực từ ngày 01/06/2019 tạo khung pháp lý để đảm bảo rằng tất cả các mặt hàng gỗ thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này được phép nhập khẩu vào Liên minh Châu Âu từ Việt Nam đều được sản xuất hợp pháp từ đó thúc đẩy thương mại các sản phẩm gỗ có nguồn gốc từ rừng được quản lý bền vững và được khai thác phù hợp với quy định pháp luật của mỗi quốc gia. Theo quy định của Hiệp định, các sản phẩm gỗ khi nhập khẩu vào EU bắt buộc phải được cấp giấy phép FLEGT làm bằng chứng xác nhận các sản phẩm gỗ được sản xuất hợp pháp. Vậy cơ chế để cấp phép FLEGT là gì, quy trình và thủ tục ra sao, sẽ được HPT Consulting cập nhật trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Gỗ hợp pháp theo Hiệp định VPA/FLEGT là gì?
Mục lục:
1. Yêu cầu và quy định chung về giấy phép FLEGT
1. Yêu cầu và quy định chung về giấy phép FLEGT
Bất kỳ lô gỗ hoặc sản phẩm gỗ nào được xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu phải có giấy phép FLEGT. Giấy phép FLEGT được cấp cho lô hàng gỗ xuất khẩu vào thị trường EU và được cấp trước khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu
Giấy phép FLEGT cấp cho từng lô gỗ của tổ chức, cá nhân xuất khẩu đến một cửa khẩu vào EU. Một giấy phép FLEGT chỉ được sử dụng để khai báo thủ tục nhập khẩu tại một cơ quan hải quan của Liên minh.
2. Hồ sơ xin cấp phép FLEGT
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép FLEGT phụ thuộc vào nhóm doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thuộc nhóm I, hồ sơ đề nghị cấp FLEGT gồm:
- Đơn đề nghị cấp phép theo mẫu;
- Bản sao hợp đồng mua bán hoặc tương đương;
- Bản chính bản kê khai lâm sản do chủ gỗ xuất khẩu lập.
Đối với doanh nghiệp thuộc nhóm II hoặc các tổ chức, cá nhân khác, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép FLEGT gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu;
- Bản sao hợp đồng mua bán hoặc tương đương;
- Bản chính bản kê khai lâm sản có xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm sở tại.
Xem thêm: Phân loại doanh nghiệp xuất khẩu gỗ
3. Thủ tục cấp phép FLEGT
Thủ tục cấp phép FLEGT được mô tả theo sơ đồ dưới đây:
Tổng thời gian thực hiện không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ
4. Hiệu lực của giấy phép FLEGT
Thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép FLEGT là 06 tháng kể từ ngày ký ban hành. Khi hết hiệu lực, theo yêu cầu của doanh nghiệp, cá nhân, giấy phép FLEGT có thể gia hạn 01 lần duy nhất với thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày ký gia hạn giấy phép.
Bài viết dựa trên tư liệu của Hiệp định VPA/FLEGT và nội dung dự thảo Nghị định quy định hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam. Thông tin trên bài viết mang tính chất cơ bản, phụ thuộc vào Nghị định khi chính thức có hiệu lực vào năm 2020. Để hiểu rõ hơn về giấy phép quý khách có thể liên hệ về phòng chuyên môn thuộc HPT Consulting để được tư vấn cụ thể và phổ cập các văn bản, quy định mới nhất.
FLEGT, giấy phép FLEGT, VPA/FLEGT, thủ tục cấp FLEGT, xuất khẩu gỗ, EU, giấy phép FLEGT là gì, cấp giấy phép FLEGT
CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING
Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068.683 - 0935.564.068
- Chưa đăng ký hồ sơ thương nhân thì có được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không? (19.03.2024)
- Trình tự, thủ tục chấm dứt dự án đầu tư tại Việt Nam (26.02.2024)
- Doanh nghiệp nợ bảo hiểm, thẻ BHYT có còn hiệu lực không? (13.10.2023)
- Quy định về mức hưởng chế độ tai nạn lao động năm 2023 (29.07.2023)
- Người lao động phải làm gì khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội? (29.07.2023)
- Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài (22.07.2023)
- Tranh chấp lao động và nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động (20.07.2023)
- Trợ cấp mất việc, điều kiện hưởng trợ cấp mất việc (20.07.2023)
- Trợ cấp thôi việc là gì? Điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc (20.07.2023)
- Quyền lợi, thủ tục và điều kiện được hưởng BHYT 05 năm liên tục mới nhất 2023 (30.06.2023)