Ý thức được những loài động vật và thực vật hoang dã với vẻ đẹp phong phú và đa dạng của chúng là một phần không thể thay thế của những hệ sinh thái tự nhiên của Trái đất, chúng phải được bảo vệ cho thế hệ hôm nay và những thế hệ mai sau, công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) ký tại Washington D.C ngày 01 tháng 3-1973 quy định những nguyên tắc cơ bản của việc trao đổi, mua bán xuất nhập khẩu những động thực vật kèm theo phụ lục của Công ước này. Việt Nam gia nhập công ước CITES vào năm 1994, để thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khổ công ước, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống chính sách về bảo vệ buôn bán động thực vật hoang dã tương đối đầy đủ ở nhiều cấp độ, và một trong những quy định đó là các sản phẩm đính kèm theo phụ lục của công ước CITES và các văn bản pháp luật có liên quan khác của Việt Nam khi xuất nhập khẩu phải có giấy phép CITES. Vậy giấy phép CITES là gì, hồ sơ xin cấp phép khó hay dễ sẽ được HPT Consulting tư vấn trong bài viết dưới đây?
Mục lục:
3. Thủ tục xin giấy phép CITES?
1. Giấy phép CITES là gì?
Giấy phép CITES, chứng chỉ CITES do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, tái nhập khẩu, nhập nội từ biển hợp pháp mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; xuất khẩu mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam và không thuộc Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES.
(Mẫu giấy chứng nhận CITES)
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép CITES?
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định;
- Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh/ đăng ký đầu tư hoặc chứng minh nhân dân đối với thương nhân lần đầu đề nghị cấp phép;
- Bản sao hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan;
- Bản sao tài liệu chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định;
Trong trường hợp xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật không vì mục đích thương mại phục vụ nghiên cứu khoa học, quan hệ ngoại giao,ngoài thành phần hồ sơ trên còn có:
- Bản sao giấy phép nhập khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước nhập khẩu cấp đối với mẫu vật loài thuộc phụ lục I CITES;
- Bản sao bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp phục cụ nghiên cứu khoa học;
- Văn bản xác nhận quà tặng, tặng ngoại giao do cơ quan có thẩm quyền xác nhận đối với trường hợp phục vụ quan hệ ngoại giao;
Trường hợp xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật không vì mục đích thương mại phục vụ triển lãm không vì mục đích thương mại, biểu diễn xiếc:
- Bản sao quyết định cử đi dự triển lãm, biểu diễn xiếc ở nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy mới tham dự của tổ chức nước ngoài;
- Bản sao giấy phép nhập khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước nhập khẩu cấp đối với mẫu vật quy định tại Phụ lục I CITES
Trường hợp xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật săn bắn:
- Bản sao hồ sơ nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật hoặc bản sao giấy phép, chứng chỉ mẫu vật săn bắn do cơ quan có thẩm quyền của nước có liên quan cấp;
Trường hợp xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật tiền Công ước:
- Bản sao hô sơ chứng minh mẫu tiền Công ước hoặc bản sao giấy phép CITES nhập khẩu đối với trường hợp tái xuất khẩu mẫu vật.
3. Thủ tục xin cấp phép CITES
Bước 1: Nộp hồ sơ qua bưu điện hoặc Hệ thống một cửa quốc gia 01 hồ sơ theo quy định tại mục 2 đến Cơ quan có thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam;
Bước 2: Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp phép. Trong trường hợp cần tham vấn Cơ quan khoa học CITES Việt Nam hoặc cơ quan có liên quan của nước nhập khẩu thì Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày làm việc;
Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan có thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thông báo cho tổ chức, cá nhân được biết;
Bước 3: Trong vòng 01 ngày kể từ ngày cấp giấy phép, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thực hiện việc trả giấy phép cho tổ chức, cá nhân đề nghị đồng thời đăng tải kết quả giải quyết lên cổng thông tin điện tử của cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam
4. Hiệu lực giấy phép CITES:
- Thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép CITES xuất khẩu và tái xuất khẩu là 06 tháng; thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép CITES nhập khẩu là 12 tháng, kể từ ngày cấp;
- Giấy phép CITES chỉ được cấp một bản duy nhất và luôn đi kèm lô hàng/ mẫu vật CITES
5. Liên hệ:
Để tìm hiểu rõ hơn về giấy phép CITES, đồng thời xác định sản phẩm mình có thuộc diện xin cấp CITES hay không, quý khách có thể liên hệ trực tiếp đến văn phòng HPT Consulting theo thông tin đính kèm hoặc gửi mail về địa chỉ: tuvanhpt@gmail.com để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.
Giấy phép CITES là gì, Chứng chỉ CITES là gì, xuất nhập khẩu, hồ sơ xin CITES, chứng nhận CITES, thủ tục xin cấp CITES, giấy phép FLEGT/CITES, chung nhan CITES, giay phep CITES, ho so CITES, CITES là gì, CITES la gi
CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING
Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068.683 - 0935.564.068
- Chưa đăng ký hồ sơ thương nhân thì có được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không? (19.03.2024)
- Trình tự, thủ tục chấm dứt dự án đầu tư tại Việt Nam (26.02.2024)
- Doanh nghiệp nợ bảo hiểm, thẻ BHYT có còn hiệu lực không? (13.10.2023)
- Quy định về mức hưởng chế độ tai nạn lao động năm 2023 (29.07.2023)
- Người lao động phải làm gì khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội? (29.07.2023)
- Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài (22.07.2023)
- Tranh chấp lao động và nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động (20.07.2023)
- Trợ cấp mất việc, điều kiện hưởng trợ cấp mất việc (20.07.2023)
- Trợ cấp thôi việc là gì? Điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc (20.07.2023)
- Quyền lợi, thủ tục và điều kiện được hưởng BHYT 05 năm liên tục mới nhất 2023 (30.06.2023)