Sáng chế là sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tạo ra dựa trên việc ứng dụng các quy luật của tự nhiên. Như vậy, sáng chế có thể hiểu là sản phẩm được sáng tạo bởi con người thông qua việc ứng dụng các quy luật của tự nhiên. Thuộc tính cơ bản của sáng chế - giải pháp hữu ích là đặc tính kỹ thuật bởi vì sáng chế/giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật, tức là biện pháp kỹ thuật giải quyết một vấn đề.
1. Tại sao phải bảo hộ sáng chế/ giải pháp hữu ích:
Đăng ký bảo hộ sáng chế có rất nhiều lợi ích, cụ thể:
- Chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp (ai là chủ sở hữu) của sáng chế khi có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu;
- Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có bất kỳ 1 bên nào có dấu hiệu xâm phạm quyền.
- Trong quá trình xảy ra tranh chấp với bên thứ 3, chủ sở hữu dược pháp luật bảo vệ ;
- Liên kết với bên khác để ứng dụng sáng chế vào sản xuất ra sản phẩm để thu lợi ích từ việc kinh doanh;
- Cho phép bên khác sử dụng sáng chế để sản xuất trên cơ sở thu phí sử dụng
- Được độc quyền sở hữu và sử dụng sáng chế trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Do đó, để được hưởng quyền ưu tiên liên quan đến sáng chế, người sáng tạo ra nên đăng ký bảo hộ, tránh trường hợp bị người khác cướp mất thành quả sáng tạo của mình.
2. Sáng chế có thể được thể hiện dưới 5 dạng sau đây:
- Cơ cấu là tập hợp các chi tiết có chức năng giống nhau hoặc khác nhau,liên kết với nhau để thực hiện một chức năng nhất định,ví dụ: dụng cụ,máy móc,thiết bị,chi tiết máy,cụm chi tiết máy,các sản phẩm khác,v.v...
- Chất là tập hợp các phần tử có quan hệ tương hỗ với nhau,được đặc trưng bởi sự hiện diện,tỷ lệ và trạng thái của các phần tử tạo thành và có chức năng nhất định. Chất có thể là hợp chất hóa học,hỗn hợp chất,ví dụ: vật liệu,chất liệu,thực phẩm,dược phẩm;
- Phương pháp là quy trình thực hiện các công đoạn hoặc hàng loạt các công đoạn xảy ra cùng một lúc hoặc liên tiếp theo thời gian,trong điều kiện kỹ thuật xác định nhờ sử dụng phương tiện xác định,ví dụ: phương pháp hoặc quy trình sản xuất,xử lý,khai thác,đo đạc,thăm dò,v.v...
- Vật liệu sinh học là vật liệu có chứa các thông tin di truyền,có khả năng tự tái tạo hoặc được tái tạo trong hệ thống sinh học,ví dụ như tế bào,gen,cây chuyển gen;
- Sử dụng một cơ cấu (hoặc một chất,một phương pháp,một vật liệu sinh học) đã biết theo chức năng mới là sử dụng chúng với chức năng khác với chức năng đã biết,ví dụ như sử dụng phomat làm thuốc chữa bệnh đau răng.
3. Điều kiện để sáng chế được bảo hộ:
Điều kiện đăng ký sáng chế là bất kỳ 1 đối tượng nào muốn đăng ký sở hữu trí tuệ cũng phải đáp ứng được điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp Luật Việt Nam. Trong các điều kiện bảo hộ sở hữu trí tuệ, điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế là một trong những điều kiện khó nhất. Cụ thể như sau:
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau:
– Có tính mới;
– Có trình độ sáng tạo;
– Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Trường hợp không đủ điều kiện để đăng ký bảo hộ sáng chế, chủ đơn đăng ký có thể đề nghị Cục SHTT bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu đối tượng đăng ký có thể đáp ứng các điều kiện sau:
– Có tính mới;
– Không phải là hiểu biết thông thường;
– Có khả năng áp dụng công nghiệp.
4. Các đối tượng sau đây không phải là sáng chế và không được bảo hộ dưới hình thức sáng chế:
Không phải bất cứ đối tượng nào cũng có thể đăng ký bảo hộ dưới hình thức sáng chế. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, những đối tượng sau sẽ không được đăng ký bảo hộ sáng chế:
– Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
– Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
– Cách thức thể hiện thông tin;
– Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
– Giống thực vật, giống động vật;
– Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
– Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
5. Hồ sơ đăng ký sáng chế gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký sáng chế sẽ được nộp tới cơ quan đăng ký, hồ sơ đăng ký bao gồm những tài liệu sau:
– Tờ khai (đơn) đăng ký bảo hộ sáng chế theo mẫu chung – 02 bản được soạn thảo và ký bởi chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền;
– Bản mô tả sáng chế bao gồm 03 phần (i) phần mô tả (ii) yêu cầu bảo hộ sáng chế (iii) hình vẽ/sơ đồ (nếu có)
(i) Phần mô tả bao gồm các nội dung sau đây:
+ Tên sáng chế hoặc giải pháp hữu ích đăng ký;
+ Lĩnh vực sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Bản chất kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có);
+ Mô tả chi tiết các phương án thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích;
+ Những lợi ích (hiệu quả) có thể đạt được].
+ Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích
(ii) Yêu cầu bảo hộ sáng chế: Sau phần mô tả sẽ là yêu cầu bảo hộ, lưu ý yêu cầu bảo hộ cần ngắn ngọn, rõ ràng và phải chứng minh được tính mới của của đối tượng được bảo hộ.
(iii) Hình vẽ hoặc sơ đồ (nếu có) sẽ được tách riêng thành từng phần (theo từng trang)
– Bản tóm tắt sáng chế đăng ký:
– Chứng từ lệ phí khi nộp đơn đăng ký sáng chế
Ngoài tài liệu trên, trường hợp chủ đơn sử dụng dịch vụ đăng ký sáng chế của tổ chức dịch vụ sẽ cần thêm Giấy ủy quyền đănhg ký.
6. Trình tự đăng ký sáng chế của HPT Consuling
Thủ tục đăng ký sáng chế như thế nào sẽ được HPT Consulting thể hiện qua các bước sau đây để khách hàng tham khảo. Các bước đăng ký cụ thể như sau;
Bước 1: Tra cứu khả năng đăng ký sáng chế
HPT Consulting sẽ hỗ trợ khách hàng tra cứu sáng chế của mình trước khi nộp đơn. Kết quả tra cứu sẽ giúp khách hàng xác định được liệu sáng chế dự định đăng ký hoặc dự định sử dụng có khả năng đăng ký và có xung đột với quyền sở hữu trí tuệ của người khác hay không.
Bước 2: Soạn hồ sơ và nộp đơn đăng ký sáng chế
Sau khi kết quả tra cứu cho thấy sáng chế HPT Consulting sẽ tư vấn và soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế, đồng thời tiến hành nộp đơn đăng ký để có ngày ưu tiên đăng ký sớm nhất. Tại Việt Nam, nguyên tắc ngày ưu tiên được áp dụng, do đó, ai nộp đơn trước sẽ được hưởng quyền ưu tiên trước.
Bước 3: Theo dõi đơn đăng ký sáng chế
Đơn đăng ký sáng chế sau khi được nộp sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định hình thức, công bố đơn, thẩm định nội dung đơn trước khi được Cục sở hữu trí tuệ đồng ý hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế.
Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký sáng chế
Đơn đăng ký sau khi trải qua các giai đoạn thẩm định và kết quả cho thấy đơn đủ điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn sẽ tiến hành nộp phí cấp văn bằng và sẽ được Cục SHTT cấp bản gốc giấy chứng nhận đăng ký.
Bước 5: Duy trì văn bảng bảo hộ đăng ký sáng chế
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký sáng chế, hàng nằm chủ sở hữu sáng chế sẽ phải nộp phí duy trì sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ. Trường hợp vì lý do nào đó mà phí duy trì không được nộp, văn bằng bảo hộ sáng chế sẽ chấm dứt hiệu lực.
bao ho sang che, bao ho kieu dang cong nghiep, bao ho giai phap huu ich, bao ho quyen tac gia, dieu kien duoc bao ho sang che, tai sao phai dang ky bao ho so huu tri tue
HPT Consulting là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hộ sáng chế, logo, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên gia pháp lý tư vấn và hỗ trợ
CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING
Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068.683 - 0935.564.068
- Chưa đăng ký hồ sơ thương nhân thì có được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không? (19.03.2024)
- Trình tự, thủ tục chấm dứt dự án đầu tư tại Việt Nam (26.02.2024)
- Doanh nghiệp nợ bảo hiểm, thẻ BHYT có còn hiệu lực không? (13.10.2023)
- Quy định về mức hưởng chế độ tai nạn lao động năm 2023 (29.07.2023)
- Người lao động phải làm gì khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội? (29.07.2023)
- Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài (22.07.2023)
- Tranh chấp lao động và nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động (20.07.2023)
- Trợ cấp mất việc, điều kiện hưởng trợ cấp mất việc (20.07.2023)
- Trợ cấp thôi việc là gì? Điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc (20.07.2023)
- Quyền lợi, thủ tục và điều kiện được hưởng BHYT 05 năm liên tục mới nhất 2023 (30.06.2023)