Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm lâm sản của Việt Nam đạt tỉ trọng cao, và đứng trong top 5 của thế giới về xuất khẩu gỗ và các mặt hàng lâm sản. Với thị trường rộng lớn đặc biệt là các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU yêu cầu đặt ra là các mặt hàng của Việt Nam khi xuất sang phải đảm bảo các rào cản kỹ thuật và các tiêu chí cụ thể. Trong những năm qua, hầu hết các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ khi muốn xuất đi hoặc để có hợp đồng với các đối tác nước ngoài phải có các loại giấy chứng nhận như FSC-FM, FSC-CoC, FSC-CW. Tuy nhiên, tháng 06 năm 2019 Việt Nam trở thành thành viên thứ 50 của tổ chức PEFC, và năm 2020 hệ thống chứng chỉ quản lý rừng quốc gia Việt Nam (VFCS) chính thức hoạt động với việc cấp chứng nhận VFCS/PEFC -FM (quản lý rừng) và VFCS/PEFC-CoC (quản lý chuỗi hành trình sản phẩm) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thêm lựa chọn khi khai báo hồ sơ xuất khẩu. Bên cạnh đó, cùng với việc Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu EVFTA có hiệu lực tiến tới xóa bỏ gần 99% thuế quan giữa Việt Nam – EU sẽ tạo bước đà cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ mở cánh cửa để nâng cao kim ngạch xuất khẩu sang thị trường với hơn 450 triệu dân này.
PEFC là tên viết tắt của Programme for the Endorsement of Forest Certification một tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1999 tại Paris, Pháp và hiện có văn phòng chính tại Geneva, Thụy Sĩ. PEFC khuyến khích việc quản lý rừng bền vững thông qua việc chứng nhận tiêu chuẩn quản lý rừng của các quốc gia phù hợp theo các đặc điểm và điều kiện địa phương, áp dụng cho việc đánh giá cấp chứng nhận quản lý rừng trong phạm vi quốc gia đó nhằm đảm bảo cho việc quản lý rừng tốt, gỗ và các sản phẩm lâm sản chứng nhận được sản xuất theo chuổi sinh thái, xã hội và đạo đức cao nhất. Với việc trở thành thành viên thứ 50 của PEFC, chương trình chứng nhận rừng quốc gia Việt Nam viết tắc là VFCS, bộ tiêu chuẩn đầu tiên về quản lý rừng của Việt Nam sẽ cung cấp các yêu cầu cụ thể áp dụng cho hệ thống quản lý rừng của các chủ rừng, đặc biệt là các nhóm chủ rừng có diện tích nhỏ có đủ điều kiện để đạt được chứng nhận quản lý rừng VFCS/PEFC – FM tạo ra nguồn nguyên liệu được chứng nhận PEFC đồng thời tạo cơ sở cho việc truy xuất nguồn gốc nguyên liệu/ sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến và thương mại các sản phẩm từ gỗ và lâm sản đạt hệ thống chứng nhận VFCS/PEFC – CoC.
Để biết thêm chi tiết về chứng nhận PEFCE, quý khách có thể liên hệ về văn phòng tư vấn HPT Consulting theo số điện thoại 0935.068.683 - 0935.434.068 - 0935.564.068 để được tư vấn cụ thể và rõ ràng hơn. Để nhận tài liệu miễn phí về quy trình chứng nhận quản lý rừng bền vững VFCS/PEFC quý khách có thể gửi mail về địa chỉ hotrophaply.org@gmail.com hoặc tuvanhpt@gmail.com để được chúng tôi gửi bộ quy trình đồng thời hướng dẫn thực hiện quy trình cụ thể hơn.
Trân trọng!
Xem thêm: Tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn rừng PEFC
Giấy phép FLEGT - Điều kiện cần để xuất khẩu gỗ sang EU
Chứng nhận PEFC, chứng nhận VFCS/PEFC, PEFC là gì, VFCS/PEFC là gì, xuất khẩu gỗ, thủ tục chứng nhận PEFC, VFCS/PEFC-FM, VFCS/PEFC-CoC, FSC CoC, FSC FM, FSC CW
CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING
Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068.683 - 0935.564.068
- Chưa đăng ký hồ sơ thương nhân thì có được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không? (19.03.2024)
- Trình tự, thủ tục chấm dứt dự án đầu tư tại Việt Nam (26.02.2024)
- Doanh nghiệp nợ bảo hiểm, thẻ BHYT có còn hiệu lực không? (13.10.2023)
- Quy định về mức hưởng chế độ tai nạn lao động năm 2023 (29.07.2023)
- Người lao động phải làm gì khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội? (29.07.2023)
- Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài (22.07.2023)
- Tranh chấp lao động và nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động (20.07.2023)
- Trợ cấp mất việc, điều kiện hưởng trợ cấp mất việc (20.07.2023)
- Trợ cấp thôi việc là gì? Điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc (20.07.2023)
- Quyền lợi, thủ tục và điều kiện được hưởng BHYT 05 năm liên tục mới nhất 2023 (30.06.2023)