Hoạt động kinh doanh bất động sản luôn là loại hình kinh doanh thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, bởi kinh doanh bất động sản là hoạt động đầu tư lâu dài, mang lại nguồn lợi nhuận lớn. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào ngày 20 tháng 08 năm 2021, trong 8 tháng đầu năm 2021 các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt gần 1,6 tỷ USD và trên 734 triệu USD. Vậy nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện và trình tự thủ tục nào để thực hiện đầu tư kinh doanh bất động sản.
1. Điều kiện kinh doanh bất động sản.
Biểu cam kết dịch vụ của WTO chưa có cam kết về vấn đề này.
Các loại hình kinh doanh bất động sản được phép đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
+ Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;
+ Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
+ Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
+ Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
+ Đối với đất thuê trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.
Điều kiện đối với dự án đầu tư bất động sản để kinh doanh:
+ Dự án đầu tư bất động sản để kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn và phải theo kế hoạch thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
+ Trình tự, thủ tục đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, đô thị, nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Dự án đầu tư bất động sản phải được thi công đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Xem thêm: dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài
Xem thêm: Tư vấn thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
Xem thêm: các chính sách ưu đãi đầu tư tại Việt Nam
2. Các hình thức đầu tư kinh doanh bất động sản
2.1. Thành lập tổ chức kinh tế kinh doanh bất động sản
Bước 1: Xin chấp thuận đầu tư chủ trương đầu tư dự án
Đối với các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thuộc điện chấp thuận đầu tư thì phải dựa trên quy mô, mục đích và tính chất của từng dự án mà thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hay Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
+ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
+ Đề xuất dự án đầu tư
+ Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
+ Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
+ Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Bước 2: Thành lập tổ chức kinh tế kinh doanh bất động sản
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp;
+ Điều lệ doanh nghiệp;
+ Danh sách thành viên;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
+ Bản sao giấy tờ liên quan.
2.2. Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của công ty kinh doanh bất động sản tại Việt Nam
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
+ Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp;
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
+ Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nhận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp;
+ Văn bản kê khai (kèm theo bản sao) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế nhận vốn góp, cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (đối với trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư năm 2020). Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của việc kê khai.
Bước 2: Thực hiện thủ tục trở thành thành viên, cổ đông của tổ chức kinh tê kinh doanh bất động sản
+ Chuyển đổi, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần;
+ Thay đổi cổ đông, thành viên trên giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Để thực hiện hoạt động góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp từ các tổ chức kinh tế tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện về tiếp cận thì trường và điều kiện khác theo quy định của Luật Đầu tư 2020.
CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING
Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng
Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068.683 - 0935.564.068
- Chưa đăng ký hồ sơ thương nhân thì có được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không? (19.03.2024)
- Trình tự, thủ tục chấm dứt dự án đầu tư tại Việt Nam (26.02.2024)
- Doanh nghiệp nợ bảo hiểm, thẻ BHYT có còn hiệu lực không? (13.10.2023)
- Quy định về mức hưởng chế độ tai nạn lao động năm 2023 (29.07.2023)
- Người lao động phải làm gì khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội? (29.07.2023)
- Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài (22.07.2023)
- Tranh chấp lao động và nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động (20.07.2023)
- Trợ cấp mất việc, điều kiện hưởng trợ cấp mất việc (20.07.2023)
- Trợ cấp thôi việc là gì? Điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc (20.07.2023)
- Quyền lợi, thủ tục và điều kiện được hưởng BHYT 05 năm liên tục mới nhất 2023 (30.06.2023)