Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giao dịch, chăm sóc khách hàng, trong những năm gần đây, nhu cầu đăng ký thành lập văn phòng đại diện của các doanh nghiệp có xu hướng tăng, bởi lẽ khác với chi nhánh hay địa điểm kinh doanh văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Trong phạm vi bài viết này, HPT Consulting cung cấp một số vấn đề pháp lý liên quan đến thành lập văn phòng đại diện.

Mục lục:

1. Văn phòng đại diện và đặc điểm văn phòng đại diện

2. Sự khác nhau giữa văn phòng đại diện, chi nhánh công ty và địa điểm kinh doanh

3. Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

4. Quy trình thành lập văn phòng đại diện

5. Dịch vụ tư vấn thành lập văn phòng đại diện tại HPT Consulting

1. Văn phòng đại diện và đặc điểm của văn phòng đại diện

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014, Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Theo đó, văn phòng đại diện có các đặc điểm sau:

- Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh, không được ký kết các hợp đồng kinh tế với con dấu của văn phòng đại diện, tuy nhiên có thể ký kết hợp đồng theo sự ủy quyền của doanh nghiệp và đóng con dấu của doanh nghiệp.

- Chức năng chính của văn phòng đại diện văn phòng liên lạc, thăm dò thị trường, chăm sóc khách hàng, quảng bá thương hiệu, trưng bày sản phẩm nhằm giới thiệu thương hiệu đến với khách hàng....

- Văn phòng đại diện có Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và có thể có con dấu riêng để phục vụ những việc nội bộ trong văn phòng đại diện. Con dấu của văn phòng đại diện không được thực hiện để đóng dấu các giao dịch liên quan đến hợp đồng thương mại, kinh tế.

- Văn phòng đại diện không phát sinh nghĩa vụ thuế độc lập

2. Sự khác nhau giữa văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và chi nhánh công ty

Tiêu chí Văn phòng đại diện Địa điểm kinh doanh Chi nhánh Công ty
Khái niệm Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.     Là nơi doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể       Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền
Trụ sở Có thể đặt tại tỉnh/ thành phố khác nơi đặt trụ sở chính Chỉ được lập tại tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính Có thể đặt tại tỉnh/ thành phố khác nơi đặt trụ sở chính
Con dấu Được phép sử dụng con dấu riêng, tuy nhiên con dấu chỉ phục vụ nội bộ trong văn phòng đại diện, không được sử dụng con dấu để ký kết các hợp đồng vì văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh Không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng của mình Được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng của mình
Phạm vi hoạt động Không được phép thực hiện chức năng kinh doanh, chỉ thực hiện chức năng đại diện cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó Chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh do Doanh nghiệp chỉ đạo, không có chức năng ủy quyền Thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp bao gồm cả việc thực hiện các chức năng kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền
Nghĩa vụ liên quan đến thuế  Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh nên không phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế Hạch toán phụ thuộc với trụ sở chính, hình thức khai thuế tập trung, sử dụng hóa đơn chung với công ty Có thể lựa chọn hạch toán phụ thuộc hoặc độc lập với doanh nghiệp, có thể có mã số riêng, hóa đơn riêng trong trường hợp hạch toán độc lập

3. Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

- Thông báo về việc thành lập văn phòng đại diện (Theo mẫu)

- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên (Đối với công ty tnhh) hoặc của chủ sở hữu công ty (Đối với công ty tnhh một thành viên) hoặc của Hội đồng quản trị (Đối với công ty cổ phần) hoặc của các thành viên hợp danh (Đối với công ty hợp danh)

- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện

- Bản sao công chứng CMND/ Thẻ căn cước/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện

4. Quy trình thành lập văn phòng đại diện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến thành lập văn phòng đại diện theo hướng dẫn tại Mục 3

Bước 2: Ký và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở của văn phòng đại diện

Bước 3: Trong thời gian 03 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận thành lập văn phòng đại diện

5. Dịch vụ tư vấn thành lập văn phòng đại diện tại HPT Consulting

- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thành lập văn phòng đại diện

- Chuẩn bị hồ sơ và hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận văn phòng đại diện

- Khắc dấu và tư vấn các vấn đề pháp lý sau quá trình thành lập

Với phương châm hoạt động "Nhanh chóng-chính xác-an toàn-hiệu quả", HPT Consutling luôn nổ lực hết mình nhằm mang lại sự hài lòng cho quý khách hàng. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, HPT Consulting sẽ tiến hành đăng ký thành lập văn phòng đại diện nhanh nhất có thể cho quý khách hàng nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. 

Tư vấn thành lập văn phòng đại diện tại đà nẵng, dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại đà nẵng, dịch vụ tư vấn thành lập văn phòng đại diện tại đà nẵng, dịch vụ thành lập doanh nghiệp giá rẻ tại đà nẵng, dịch vụ thành lập văn phòng đại diện trọn gói tại đà nẵng, dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại đà nẵng, thủ tục thành lập văn phòng đại diện, thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại đà nẵng, hồ sơ thành lập văn phòng đại diện, chi phí thành lập văn phòng đại diện, điều kiện thành lập văn phòng đại diện

CÔNG TY TNHH HPT CONSULTING

Tầng 04 Tòa nhà EVN, Số 145 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

Liên hệ : 0935.434.068 - 0935.068​.683 - 0935.564.068

Chia sẻ: